Đó là những đề xuất của nhiều thẩm phán trong hội nghị triển khai công tác năm 2013 của ngành tòa án TP Đà Nẵng.
Nhiều thẩm phán ở Đà Nẵng cho biết hiện nay chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa hình sự tại địa phương này thường khá tẻ nhạt, nhất là trong các phiên tòa không có luật sư tham gia. Những vụ khác có luật sư tham gia thì cũng tranh luận qua loa theo kiểu thống nhất về tội danh, khung hình phạt, quan điểm của VKS và chỉ nêu tình tiết giảm nhẹ.
Chất lượng tranh tụng chưa cao
Theo Thẩm phán Lê Thị Ngọc Hà (Chánh Tòa Hình sự TAND TP Đà Nẵng), trong các phiên tòa, phần tranh luận thường chỉ xoay quanh quan điểm định tội và rất ít có trường hợp tìm ra được những sơ hở của quá trình tố tụng, ít khi đưa ra được những bằng chứng phản bác xác đáng. Cũng có đôi lúc trong phần tranh luận giữa kiểm sát viên và luật sư xảy ra mâu thuẫn, căng thẳng nhưng mâu thuẫn này lại không xuất phát từ chứng cứ, quan điểm khác nhau mà lại xuất phát từ thái độ ứng xử, ngôn ngữ của các bên khi tranh luận.
Một trong những lý do khiến chất lượng tranh tụng không cao là cả chất lượng luật sư lẫn chất lượng kiểm sát viên đều chưa cao. Nhiều luật sư khi tranh luận không đưa ra được những lý lẽ có sức thuyết phục, những chứng cứ có giá trị mà chỉ chốt lại ở cuối giai đoạn tranh luận là đề nghị tòa xem xét những tình tiết giảm nhẹ thuộc về nhân thân, thái độ khai báo của bị cáo mà những điều này thì tự thân tòa cũng nhìn thấy… Về phía VKS, có trường hợp luật sư tranh luận phản đối cáo trạng, phản bác các quan điểm của VKS nhưng kiểm sát viên lại không dùng các chứng cứ để bảo vệ quan điểm mà chỉ tranh luận suông là “giữ nguyên quan điểm ban đầu”. Với các trường hợp này, Thẩm phán Hà cho rằng chủ tọa phiên tòa cần đề nghị kiểm sát viên tranh luận lại chứ không thể chấp nhận việc bảo lưu quan điểm đơn giản như vậy.
Bình đẳng giữa bên buộc tội và gỡ tội
Đó cũng là tiêu chí được đưa ra tại Hội nghị triển khai công tác năm 2013 ngành tòa án TP Đà Nẵng. Thẩm phán Hà nhấn mạnh: Tranh luận trong tố tụng hình sự là tranh luận giữa bên buộc tội và bên gỡ tội dựa trên các chứng cứ đã được đưa ra trước phiên tòa do các bên thu thập theo quy định của pháp luật, trên cơ sở đó tòa ra phán quyết. Vì vậy cần hạn chế việc tòa tham gia xét hỏi. Chỉ khi nào có vấn đề chưa được làm rõ thì tòa mới tham gia hỏi hoặc nhắc nhở kiểm sát viên hỏi để làm rõ tình tiết đó.
Theo nhiều thẩm phán khác, Điều 19 BLTTHS quy định các bên tham gia tố tụng có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước tòa. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có quy định hay hướng dẫn nào xác định trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ của luật sư, khi nào thì chứng cứ luật sư thu thập được công nhận… Mặt khác, BLTTHS lại quy định quyền thu thập chứng cứ, đồ vật chỉ dành cho cơ quan tố tụng. Quy định như vậy chưa đảm bảo được sự bình đẳng giữa hai bên buộc tội – gỡ tội về khâu thu thập, cung cấp chứng cứ, chưa trang bị được cho luật sư, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự phương tiện để họ bảo vệ quyền lợi tranh tụng.
Thay đổi vị trí ngồi
Cách sắp xếp vị trí ngồi của những người tiến hành tố tụng trong phiên tòa cũng được các thẩm phán đề cập. Nhiều ý kiến cho rằng vị trí ngồi thể hiện trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng. Để đảm bảo chất lượng và đúng mô hình xét xử tranh tụng thì phải đổi mới vị trí ngồi thay thế cho vị trí như hiện nay.
Thẩm phán Nguyễn Thành (Phó Chánh án TAND TP Đà Nẵng) cho rằng với vai trò là người tài phán quyết định thì tòa phải được sắp xếp ngồi riêng biệt nơi cao nhất, thư ký ngồi dưới phía trước tòa, còn kiểm sát viên và luật sư ngồi ngang bằng, đối diện nhau. Thẩm phán Lê Thị Ngọc Hà cũng đồng quan điểm. Theo bà, việc thay đổi từ chỗ ngồi đến việc khuyến khích tranh tụng, tòa không hỏi chính… sẽ đảm bảo được tính chất tài phán của tòa và sự bình đẳng trong tranh tụng giữa các bên buộc tội – gỡ tội.
Tòa hạn chế xét hỏi
Thời gian gần đây, hầu hết các tòa ở TP Đà Nẵng đã bắt đầu áp dụng cách xét xử mới. Tại phiên tòa, chủ tọa và các thẩm phán, hội thẩm đều hạn chế xét hỏi. Toàn bộ phần xét hỏi thuộc về kiểm sát viên và luật sư (nếu có). Tòa chỉ nghe và điều khiển phiên xử. Khi thấy vấn đề nào, chi tiết nào còn chưa rõ hoặc chưa được nhắc tới thì chủ tọa phiên tòa mới nhắc nhở kiểm sát viên xét hỏi để làm rõ hơn. Loại bỏ quan niệm “án tại hồ sơ ” “Án tại hồ sơ” là quan niệm truyền thống đã hằn trong nhận thức của nhiều người tiến hành tố tụng khiến quan điểm đánh giá vụ án phụ thuộc vào hồ sơ mà không chú trọng đến diễn biến, phát sinh tại tòa. Có nhiều trường hợp người bào chữa trình bày luận cứ bào chữa nhưng trong bản án lại không nêu luận cứ đó hoặc có nêu nhưng không xác định là có đồng ý với luận cứ đó hay không. Thậm chí có trường hợp nêu đồng ý hoặc không đồng ý nhưng lại không phân tích lý do tại sao. Việc này khiến cho bản án trở nên mơ hồ, khi lên phúc thẩm khó hình dung quan điểm của cấp sơ thẩm. Do đó, các tòa cần phải lấy kết quả tranh tụng làm cơ sở để ra phán quyết. Một thẩm phán TAND TP Đà Nẵng Xét hỏi là nhiệm vụ của VKS Chứng minh tội phạm thuộc về nghĩa vụ của VKS nên việc xét hỏi tại phiên tòa cần phải để VKS thực hiện. VKS có nghĩa vụ phải bảo vệ cáo trạng mà mình đã truy tố bị cáo và thực hiện việc chứng minh tội phạm đó. Chỉ khi nào thấy có vấn đề vướng mắc mà VKS chưa làm rõ thì tòa mới tham gia xét hỏi hoặc yêu cầu VKS xét hỏi ngay tại tòa để làm rõ. Có như vậy mới đảm bảo đúng bản chất quyền công tố của viện. Kiểm sát viên TRẦN HỒNG SƠN, |
>>>>>> Bài viết đáng quan tâm khác: Dịch vụ tư vấn thường xuyên được cung cấp bởi Vinalaw
Với slogan: “Là điểm tựa của niềm tin”