(LSVN) – Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về các hành vi bị cấm trong hoạt động giám định tư pháp?
Theo Điều 6 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động giám định tư pháp gồm:
– Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng.
– Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
– Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp hoặc lợi dụng việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng.
– Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi.
– Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp.
– Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
– Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.
Cá nhân, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện giám định tư pháp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Cá nhân, tổ chức khác có trách nhiệm tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Với slogan: “Là điểm tựa của niềm tin”