Đề cương giới thiệu Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia > CÔNG TY LUẬT HỢP DANH VIỆT NAM

Đề cương giới thiệu Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

 BỘ TƯ PHÁP

VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

______________________________

                BỘ Y TẾ

               VỤ PHÁP CHẾ

             ______________

 

 

TÀI LIỆU GIỚI THIỆU

LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA NĂM 2019

 

Ngày 14/6/2019, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (Luật số 44/2019/QH14), Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 28/6/2019 (Lệnh số 06/2019/L-CTN). Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020.

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA NĂM 2019

Ngày 12/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 244/QĐ-TTg về chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Theo đó, việc xây dựng Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được Chính phủ giao cho Bộ Y tế chủ trì, phối hợp cùng với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng và trình Quốc hội ban hành. Trước yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong tình hình mới đối với công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia thì việc ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia là cần thiết vì các lý do sau đây:

1. Việc ban hành Luật PCTHRB là bước thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân

Với quan điểm sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội và nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao sức khoẻ cả về thể chất, tinh thần và xã hội, chú trọng đến tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam, ngày 25/10/2017 Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó đã nhấn mạnh việc “Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm tiêu thụ rượu, bia, thuốc lá”, “Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các hàng hoá có hại cho sức khoẻ như đồ uống có cồn, có ga, thuốc lá để hạn chế tiêu dùng”, “Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc về sức khoẻ; hoàn thành trước thời hạn một số mục tiêu.”

2. Kiểm soát tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật

a) Về mức tiêu thụ, nếu quy đổi rượu, bia ra lít cồn nguyên chất thì mức tiêu thụ bình quân đầu người Việt Nam (trên 15 tuổi) hằng năm theo số liệu năm 2014 của Tổng cục Thống kê là 4,4 lít; theo số liệu ước tính năm 2016 của Tổ chức Y tế thế giới là 8,3 lít, lên vị trí 64/194 nước, trong khi mức tiêu thụ trên toàn cầu tăng không đáng kể. Nếu tính riêng nam giới trên 15 tuổi có sử dụng rượu, bia, thì trung bình một nam giới Việt Nam tiêu thụ 27,4 lít cồn nguyên chất/năm vào năm 2010, xếp thứ hai trong các nước Đông Nam Á và thứ 29 trên thế giới. Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 Châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc.

b) Về mức độ phổ biến của việc uống rượu, bia, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao và tỷ lệ này ở cả hai giới đều đang gia tăng. Xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu, bia là một vấn đề nghiêm trọng do các hệ lụy về sức khỏe, xã hội đối với giới trẻ.

c) Tình trạng uống rượu, bia ở mức nguy hại rất đáng lưu tâm: Năm 2015 có tới 44,2% nam giới uống rượu, bia ở mức nguy hại (tăng gần gấp đôi so với năm 2010 là 25,1%). Tình trạng này phổ biến hơn ở các hộ gia đình người dân tộc thiểu số, miền núi và nông thôn. Tỷ lệ uống rượu được sản xuất thủ công không đăng ký kinh doanh, rượu không rõ nguồn gốc trong tỷ trọng tiêu thụ rượu, bia ở nước ta chiếm khoảng 74,3%, trong đó còn tình trạng người dân dùng cồn công nghiệp để pha chế rượu.

3. nh hưởng bất lợi của sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe, kinh tế – xã hội đang ngày càng gia tăng và là thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) mà Việt Nam đã cam kết

Sử dụng rượu, bia là thói quen tiêu dùng đã tồn tại lâu đời ở nhiều nước cũng như ở Việt Nam. Sử dụng rượu, bia ở liều lượng chừng mực, trên một số cá nhân có thể mang lại một số tác động tích cực. Tuy nhiên, do rượu, bia đều chứa cồn là chất gây nghiện, được Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) xếp vào nhóm chất gây ung thư, có tác động lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể nên việc sử dụng rượu, bia có nguy cơ tác động đối với sức khỏe và cần có cơ chế quản lý khác với các hàng hóa thông thường theo hướng phòng ngừa, hạn chế tác hại ngay từ khi con người tiếp cận sản phẩm này.

– Tác hại của sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe:

Tại Việt Nam, rượu, bia xếp thứ 05 trong 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu. Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy năm 2012 có 8,3% số trường hợp tử vong liên quan đến sử dụng rượu, bia, 71,7% trường hợp tử vong do xơ gan ở nam và 36,2% trường hợp tử vong do tai nạn giao thông ở nam là do sử dụng rượu, bia. 15% số giường bệnh tại các bệnh viện tâm thần là dành cho điều trị người bệnh loạn thần do rượu, bia. Bên cạnh đó, tổn hại sức khoẻ do ngộ độc rượu, bia trong đó có rượu, bia không bảo đảm chất lượng, không kiểm soát được nguồn gốc, rượu pha từ cồn công nghiệp cũng là vấn đề đáng lưu tâm.

– Tác hại của sử dụng rượu, bia đối với tai nạn giao thông, gây rối trật tự xã hội và gia đình

Nếu so với hút thuốc lá thì các hệ luỵ về mặt xã hội do sử dụng rượu, bia gây ra nghiêm trọng hơn nhiều, bao gồm: tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Tại Việt Nam, rượu, bia là một trong 03 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi 15-49. Theo báo cáo của WHO (2014) tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia ước tính chiếm 36,2% ở nam giới và 0,7% ở nữ giới. Nghiên cứu của WHO phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trên 14.990 nạn nhân tai nạn giao thông nhập viện tại 6 tỉnh thì 28% người đi xe máy có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép (50 mg/dl), 63,4% người lái xe ô tô có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép (0 mg/dl).

Thống kê hằng năm có khoảng 800 ca tử vong do bạo lực có liên quan đến sử dụng rượu, bia; Khoảng gần 30% số vụ gây rối trật tự xã hội có liên quan đến sử dụng rượu, bia; Phạm pháp hình sự liên quan đến rượu, bia trong độ tuổi trước 30 chiếm tới 70%.

Nhiều hộ gia đình Việt Nam (HGĐ) đang đối mặt với các vấn đề liên quan đến rượu, bia: 11% HGĐ xảy ra bạo lực gia đình mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em. Tỷ lệ trẻ em Việt Nam chịu tác hại từ việc sử dụng rượu, bia của người khác thuộc nhóm 2 nước cao nhất.

Tình trạng người dân ở các khu vực kém phát triển hơn uống rượu, bia ở mức có hại hiện nay là yếu tố nguy cơ có thể góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Tác hại từ việc sử dụng rượu, bia của người lớn đối với trẻ em phổ biến hơn ở các hộ gia đình ở nông thôn, thu nhập thấp và có người sử dụng nhiều rượu, bia. Phụ nữ và trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số đang là đối tượng gánh chịu tác hại từ việc sử dụng rượu, bia, trong đó người dân tộc thiểu số chịu hậu quả cao gấp 3 đến 4 lần so với người Kinh.

          – Tác hại của sử dụng rượu, bia đối với kinh tế

Tại Việt Nam, chi phí của người dân cho tiêu thụ chỉ riêng đối với bia là gần 4 tỷ USD trong năm 2017. Mặt khác, nếu phí tổn kinh tế do rượu, bia ở mức thấp nhất của thế giới (1,3% GDP) thì thiệt hại ước tính khoảng 65 nghìn tỷ đồng. Ước tính tổng gánh nặng trực tiếp của 6 bệnh ung thư mà rượu, bia là một trong những nguyên nhân cấu thành chính đã là 25.789 tỷ đồng chiếm 0,25% tổng GDP năm 2017; chi phí giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia chiếm tới 1% GDP (khoảng 50.000 tỷ đồng theo GDP năm 2017).

Như vậy, với những ảnh hưởng đến cả ba khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế, rượu, bia thực sự là trở ngại lớn đối với 13/17 mục tiêu và 52/169 chỉ tiêu trong các Mục tiêu Phát triển Bền vững mà Liên Hợp quốc đã đưa ra.

4. Thực trạng sản xuất, kinh doanh và quản lý sản xuất, kinh doanh rượu, bia cần được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu PCTHRB

Tại Việt Nam, rượu, bia là hai sản phẩm đồ uống có chứa cồn phổ biến, chiếm khoảng 99,7% thị phần, 0,3% còn lại là đồ uống có cồn khác được sản xuất, nhập khẩu hoặc nước giải khát pha chế thêm rượu, bia. Ngành rượu, bia nộp cho ngân sách khoảng 50.000 tỷ đồng mỗi năm (bao gồm cả nước giải khát thông thường) và tạo việc làm cho khoảng 220.000 lao động trực tiếp và gián tiếp, có mặt tại 44/63 tỉnh, có sự kết nối với các ngành công nghiệp, dịch vụ phụ trợ khác. Ngành rượu, bia có tham gia tài trợ, thành lập các diễn đàn uống có trách nhiệm để vận động người dân khi uống rượu, bia thì không lái xe…

Đối với bia, cả nước hiện có khoảng 100 cơ sở sản xuất bia quy mô công nghiệp, sản lượng năm 2017 là hơn 4 tỷ lít. Đối với rượu, đến nay các cơ quan có thẩm quyền đã cấp được khoảng 167 giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, 599 giấy phép sản xuất rượu thủ công, 204 giấy phép phân phối, 1.100 giấy phép bán buôn và 13.774 giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu. Bên cạnh đó, vẫn còn lượng rượu sản xuất thủ công chưa quản lý được (chưa cấp phép, chưa có đăng ký với chính quyền). Tổng sản lượng sản xuất rượu năm 2016 đạt khoảng 305,2 triệu lít. Việc kiểm soát hàm lượng methanol, aldehyt trong một số sản phẩm rượu thủ công còn khó khăn. Tình hình rượu giả, rượu nhập lậu có giảm nhưng vẫn còn tồn tại, khó kiểm soát.

Việc quản lý hoạt động bán buôn, phân phối, đại lý bán lẻ có giấy phép kinh doanh rượu, bia đã thực hiện tương đối tốt nhưng việc cấp phép, quản lý bán lẻ rượu trực tiếp đến người tiêu dùng tại chỗ theo quy định của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP còn nhiều khó khăn. Bất cứ địa điểm, cơ sở nào cũng sẵn có rượu, bia để bán cho người dân như: các quán rượu, siêu thị, cửa hàng tạp hoá, khách sạn, nhà hàng ăn uống, quán nước vỉa hè, căng tin của cơ quan, doanh nghiệp… Thời gian bán, số lượng rượu, bia bán để uống tại chỗ không bị hạn chế. Điều này làm cho rượu, bia ở Việt Nam sẵn có và rất dễ tiếp cận.

Hoạt động quảng cáo, khuyến mại, tài trợ bia vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ; quảng cáo, bán rượu, bia trên mạng xã hội nhiều, chưa có biện pháp hạn chế đối với trẻ em, thanh thiếu niên; quảng cáo bia diễn ra phổ biến, tần xuất cao, quảng cáo nhiều trong các giờ vàng, buổi tối trên sóng truyền hình, phát thanh. Thực trạng này đã dẫn đến việc quảng bá, thúc đẩy sử dụng rượu, bia và gia tăng thanh thiếu niên sử dụng rượu, bia.

5. Pháp luật hiện hành chủ yếu quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu, bia, chưa điều chỉnh đầy đủ đối với PCTHRB nên cần phải được điều chỉnh kịp thời

Hiện nay, pháp luật về kinh doanh rượu, bia thực hiện theo 2 văn bản là Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu (Nghị định số 105/2017/NĐ-CP) và Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương (Nghị định số 77/2016/NĐ-CP) đối với bia và một số điều khoản trong các luật thương mại, đầu tư, quảng cáo.

Hiện có rất ít quy định về PCTHRB, chỉ khi việc sử dụng rượu, bia dẫn đến các hậu quả xấu trong các quan hệ xã hội như điều khiển phương tiện giao thông cơ giới có nồng độ cồn vượt mức quy định, bạo lực, tội phạm do sử dụng rượu, bia hoặc vi phạm các điều kiện sản xuất, kinh doanh thì mới bị xử lý. Pháp luật hiện hành cũng chưa đề cập đến tác hại của sử dụng bia trong khi dù là bia hay rượu thì đều là đồ uống có chứa cồn ở hàm lượng khác nhau và đều có nguy cơ gây tác hại. Các quy định về hạn chế tính sẵn có và giảm tiêu thụ rượu, bia; hỗ trợ xã hội để dự phòng hành vi uống rượu, bia ở mức có hại; bảo đảm tài chính cho giảm thiểu tác hại, giải quyết các hậu quả về sức khỏe liên quan đến sử dụng rượu, bia còn thiếu rất nhiều.

Các văn bản pháp luật về PCTHRB còn tản mạn, hiệu lực pháp lý thấp, chủ yếu là nghị định, thông tư, chỉ thị, còn có sự chồng chéo, chưa đồng bộ; chưa có luật điều chỉnh trực tiếp về PCTHRB. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12/2/2014 về chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn (Quyết định 244/QĐ-TTg) nhưng cần được thể chế thành luật có giá trị bắt buộc áp dụng.

Tóm lại, bên cạnh những lợi ích do rượu, bia mang lại như nguồn thu ngân sách, lao động việc làm, việc sử dụng rượu, bia nhiều và thường xuyên tại Việt Nam đang ở mức báo động, tác hại do sử dụng rượu, bia gây ra đối với sức khỏe và kinh tế – xã hội đang ngày càng trầm trọng và gia tăng tỷ lệ thuận với mức độ gia tăng tiêu thụ rượu, bia.

Do đó, việc PCTHRB là một yêu cầu cần thiết phải được Nhà nước và xã hội quan tâm giải quyết với các biện pháp đồng bộ, toàn diện, trong đó có việc ban hành Luật PCTHRB để góp phần hạn chế gánh nặng do tác hại của rượu, bia gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.

II. MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Mục đích

Thể chế các chính sách nhằm giảm tác hại của việc sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế (đặc biệt là tai nạn giao thông, gây rối trật tự công cộng, bạo lực gia đình…) thông qua các biện pháp về giảm mức tiêu thụ rượu, bia; quản lý việc cung cấp, hạn chế tính sẵn có của rượu, bia; giảm tác hại, bảo đảm nguồn lực để PCTHRB, góp phần bảo vệ, nâng cao sức khỏe người dân, phòng, chống tai nạn giao thông và các tác động đến kinh tế, xã hội.

2. Quan điểm chỉ đạo

a) Ưu tiên bảo vệ sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân, gia đình và xã hội, là nguồn lực quý giá trong phát triển bền vững đất nước; Giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong do sử dụng rượu, bia gây ra.

b) Phòng ngừa và giảm bớt các hậu quả về xã hội (tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, tội phạm, thương tích, an ninh trật tự, bất bình đẳng giới, đói nghèo) và gánh nặng kinh tế để khắc phục hậu quả do sử dụng rượu, bia gây ra.

c) Thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; góp phần quan trọng để đạt các mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết (mục tiêu phát triển bền vững số 3.5 là giảm 10% tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở mức nguy hại vào năm 2030).

d) Khắc phục những hạn chế, bất cập, khoảng trống của pháp luật về PCTHRB hiện nay. Tăng tính khả thi, đồng bộ của các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu, bia, nhất là quản lý sản xuất rượu thủ công, cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm hài hòa với các lợi ích sức khỏe cộng đồng.

đ) Huy động nguồn lực tài chính và sự tham gia tích cực của toàn xã hội, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong PCTHRB để bảo đảm thực hiện luật hiệu quả.

e) Bảo đảm phù hợp, hài hòa với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế trong xu thế hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu.

III. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA NĂM 2019       

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 gồm 07 chương, 36 điều; cụ thể như sau:

Chương I. Quy định chung, gồm 05 điều (từ Điều 1 đến Điều 5), quy định về phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia và các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Chương II. Biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia, gồm 09 điều (Điều 6 đến Điều 14) quy định về mục đích, yêu cầu trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia; nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia; hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia; trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia; địa điểm không uống rượu, bia; quản lý việc khuyến mại rượu, bia có độ cồn dưới 15 độ; quản lý việc quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ; quản lý việc quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên; quản lý việc tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia.

Chương III. Biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia, gồm 06 điều (từ Điều 15 đến Điều 20) quy định về quản lý kinh doanh rượu; điều kiện bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử; biện pháp quản lý đối với sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh; bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm đối với rượu, bia; địa điểm không bán rượu, bia; phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Chương IV. Biện pháp giảm tác hại của rượu, bia, gồm 05 điều (từ Điều 21 đến Điều 25) quy định về phòng ngừa tại nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia; phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe; tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia; biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng; chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia;

Chương V. Điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia, gồm 03 điều (từ Điều 26 đến Điều 28) quy định về kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Chương VI. Quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia gồm 06 điều (Điều 29 và Điều 34) quy định về nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia; trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội; trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu, bia; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Chương VII. Điều khoản thi hành gồm 02 điều (Điều 35 và Điều 36) quy định về sửa đổi, bổ sung quy định của một số luật khác và hiệu lực thi hành.

IV. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA NĂM 2019

1. Quy định chung (Chương I)

1.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1)

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (Luật PCTHRB) có phạm vi điều chỉnh quy định biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

1.2. Đối tượng áp dụng

Theo kỹ thuật lập pháp mới, các dự án luật không cần thiết quy định đối tượng áp dụng. Do đó, Luật PCTHRB năm 2019 không quy định điều khoản về đối tượng áp dụng như các Luật khác.

1.3. Giải thích từ ngữ (Điều 2)

Để bảo đảm tính chính xác, cụ thể, đầy đủ nội dung của các từ ngữ quy định trong Luật, Luật PCTHRB đã giải thích một số từ ngữ như sau:

–  Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.

– Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.

– Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính.

– Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.

– Tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.

– Nghiện rượu, bia là tình trạng lệ thuộc vào rượu, bia với biểu hiện đặc trưng như thường xuyên thèm uống, lượng uống có thể tăng theo thời gian, không thể tự kiểm soát lượng uống hay ngừng uống.

– Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.

– Sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất rượu bằng máy móc, thiết bị công nghiệp.

1.4. Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia (Điều 3)

Luật PCTHRB năm 2019 quy định về chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu bia như sau:

– Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.

– Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia.

– Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

1.5. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia (Điều 4)

– Được sống trong môi trường không chịu ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.

– Được cung cấp thông tin phù hợp, chính xác, khách quan, khoa học, đầy đủ về rượu, bia, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và tác hại của rượu, bia.

– Phản ánh, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tố cáo việc cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

1.6Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia (Điều 5)

Luật PCTHRB quy định 13 hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

– Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

– Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

– Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

– Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

– Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

– Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.

– Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.

– Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

– Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.

– Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.

– Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; nhập lậu rượu, bia.

– Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.

2. Biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia (Chương II)

2.1. Mục đích, yêu cầu trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia (Điều 6)

– Thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi, thay đổi thói quen có hại để phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.

– Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

+ Chính xác, khách quan và khoa học;

+ Thường xuyên; phù hợp, dễ tiếp cận và hiệu quả đối với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính; phù hợp với truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán; chú trọng đối với học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai và cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sản xuất rượu thủ công.

 2.2. Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia (Điều 7)

08 nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm:

– Chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia; các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; các chế tài xử phạt và vận động cá nhân, tổ chức tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Quyền, nghĩa vụ của cá nhân và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cộng đồng trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Tác hại của rượu, bia; tác hại của rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; các mức độ nguy cơ khi uống rượu, bia; các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia.

– Bệnh, tình trạng sức khỏe, đối tượng không nên uống rượu, bia; độ tuổi không được uống rượu, bia.

– Kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.

– Vận động hạn chế uống rượu, bia và không điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc sau khi uống rượu, bia.

– Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

– Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công làm thủ tục cấp giấy phép sản xuất, đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã việc bán rượu cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, kê khai việc sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh.

2.3. Hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia (Điều 8)

– Thực hiện trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp, phổ biến tài liệu.

– Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, mạng Internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động.

– Thi tuyên truyền, tìm hiểu.

– Chiến dịch truyền thông.

– Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao; trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.

2.4. Trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia (Điều 9)

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông quy định tại các điều 6, 7 và 8 của Luật.

– Chính phủ quy định trách nhiệm thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia và việc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu, bia trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình.

2.5. Địa điểm không uống rượu, bia (Điều 10)

Các địa điểm sau đây không được uống rượu, bia:

– Cơ sở y tế.

– Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.

– Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

– Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.

– Cơ sở bảo trợ xã hội.                                    

– Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.

– Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ.

2.6. Quản lý việc khuyến mại rượu, bia có độ cồn dưới 15 độ (Điều 11)

Tổ chức, cá nhân thực hiện khuyến mại rượu, bia có độ cồn dưới 15 độ phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật về khuyến mại.

2.7. Quản lý việc quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ (Điều 12)

– Tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo rượu, bia phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật về quảng cáo.

– Quảng cáo không thể hiện các nội dung sau đây:

+ Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;

+ Sử dụng vật dụng, hình ảnh, biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên; sử dụng người chưa đủ 18 tuổi hoặc hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia.

– Không thực hiện quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo trong trường hợp sau đây:

+ Sự kiện, phương tiện quảng cáo, sản phẩm dành cho người chưa đủ 18 tuổi, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;

+Phương tiện giao thông;

+ Báo nói, báo hình ngay trước, trong và ngay sau chương trình dành cho trẻ em; trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, trừ trường hợp quảng cáo có sẵn trong các chương trình thể thao mua bản quyền tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;

+ Phương tiện quảng cáo ngoài trời vi phạm quy định về kích thước, khoảng cách đặt phương tiện quảng cáo tính từ khuôn viên của cơ sở giáo dục, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

– Quảng cáo phải có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác phải có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia.

2.8. Quản lý việc quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên (Điều 13)

Tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải tuân thủ quy định tại Điều 12 của Luật này và không quảng cáo trong trường hợp sau đây:

– Trong các chương trình, hoạt động văn hóa, sân khấu, điện ảnh, thể thao;

– Trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời, trừ biển hiệu của cơ sở kinh doanh rượu, bia.

2.9. Quản lý việc tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia (Điều 14)

Tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia thực hiện tài trợ phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc tài trợ và không được tài trợ bằng sản phẩm rượu, bia.

3. Biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia (Chương III)

3.1. Quản lý kinh doanh rượu (Điều 15)

– Điều kiện cấp phép sản xuất rượu công nghiệp có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bao gồm:

+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

+ Có dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất;

+ Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

+ Có nhân viên kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.

– Điều kiện cấp phép sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên nhằm mục đích kinh doanh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, bao gồm:

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật;

+ Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

– Điều kiện đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại bao gồm:

+ Có hợp đồng mua bán với cơ sở có giấy phép sản xuất rượu và có đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở sản xuất;

+ Bảo đảm điều kiện về an toàn thực pxhẩm theo quy định của pháp luật.

– Điều kiện cấp phép mua bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bao gồm:

+ Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

+ Đáp ứng điều kiện theo từng loại hình mua bán rượu.

– Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý rượu và quy định việc quản lý kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ.

3.2. Điều kiện bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử (Điều 16)

– Đáp ứng quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 15 và Điều 18 của Luật này.

– Đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử.

– Thực hiện biện pháp theo quy định của Chính phủ để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin và mua rượu, bia.

– Áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

3.3. Biện pháp quản lý đối với sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh (Điều 17)

– Hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh phải có bản kê khai gửi Ủy ban nhân dân cấp xã về lượng rượu được sản xuất, phạm vi sử dụng, cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm và không bán rượu ra thị trường theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định. Việc kê khai không phải nộp phí, lệ phí.

– Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; báo cáo sản lượng và tình hình bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh trên địa bàn.

3.4. Bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm đối với rượu, bia (Điều 18)

Rượu, bia được kinh doanh, lưu hành tại Việt Nam phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

3.5. Địa điểm không bán rượu, bia (Điều 19)

Các địa điểm không được bán rượu, bia theo quy định của Luật bao gồm:

– Cơ sở y tế.

– Cơ sở giáo dục.

– Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

– Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.

– Cơ sở bảo trợ xã hội.                                    

– Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.

3.6. Phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ (Điều 20)

– Rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều bị tịch thu, xử lý theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, tham gia với cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

– Bộ Công Thương, Bộ Y tế, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn việc bổ sung chất chỉ thị màu vào các sản phẩm cồn không dùng trong thực phẩm để phân biệt với cồn thực phẩm và phòng ngừa pha chế rượu từ sản phẩm cồn không được phép dùng trong thực phẩm.

4. Biện pháp giảm tác hại của rượu, bia (Chương IV)

4.1. Phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia (Điều 21)

– Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.

– Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông.

– Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông.

– Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý.

4.2. Phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe (Điều 22)

– Các biện pháp phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe bao gồm:

+ Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho người đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế;

+ Sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia; người mắc bệnh, rối loạn chức năng do uống rượu, bia; người nghiện rượu, bia;

+ Can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, phụ nữ mang thai có hội chứng hoặc nguy cơ ngộ độc rượu ở thai nhi; phòng, chống nghiện và tái nghiện rượu, bia;

+ Chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia.

– Cơ sở y tế thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này theo hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế.

4.3. Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia (Điều 23)

– Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm các nội dung sau đây:

+ Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia;

+ Biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.

– Việc tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia tập trung vào các đối tượng sau đây:

+ Người thường xuyên uống rượu, bia;

+ Người nghiện rượu, bia;

+ Thành viên gia đình có người thường xuyên uống rượu, bia, người nghiện rượu, bia;

+ Trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;

+ Người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.

– Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn.

– Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho thành viên trong cộng đồng.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư vấn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

4.4. Biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng (Điều 24)

– Tuyên truyền, vận động các gia đình, thành viên thuộc tổ chức, cộng đồng tham gia tuyên truyền và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia vào các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa và hoạt động khác tại cộng đồng.

– Vận động, khuyến khích quy định trong hương ước, quy ước việc hạn chế hoặc không uống rượu, bia tại đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư.

– Vận động cá nhân, tổ chức không sử dụng sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

– Phát hiện, phản ánh người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia để cảnh báo, phòng ngừa, xử lý hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

4.5. Chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia (Điều 25)

– Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia bao gồm:

+ Tư vấn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú về tác hại của rượu, bia đối với thai nhi, trẻ em; cho người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở y tế, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình;

+ Can thiệp, hỗ trợ, áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc, bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để không bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia;

+ Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

– Các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này phải được lồng ghép trong chương trình, kế hoạch, hoạt động có liên quan đến trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác.

5. Điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia (Chương V)

5.1. Kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia (Điều 26)

– Kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm:

+ Ngân sách nhà nước;

+ Kinh phí hợp pháp khác.

– Kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia được phân bổ, quản lý, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và theo quy định của pháp luật.

– Chính phủ quy định nội dung chi, mức chi cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia được ngân sách nhà nước bảo đảm.

5.2. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia (Điều 27)

– Người làm công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với trách nhiệm được giao.

– Nhân viên y tế cơ sở, cộng tác viên thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia được ưu tiên tham gia các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến phòng, chống tác hại của rượu, bia.

5.3. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia (Điều 28)

– Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

– Cơ quan, người có thẩm quyền được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

6. Quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia (Chương VI)

6.1 Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia (Điều 29)

– Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Đào tạo, bồi dưỡng về công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Thống kê, sơ kết, tổng kết, định kỳ báo cáo việc thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

6.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia (Điều 30)

– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Bộ Y tế là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại địa phương.

6.3. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội (Điều 31)

– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm giáo dục, tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; đưa nội dung phòng, chống tác hại của rượu, bia vào nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức; tham gia ý kiến xây dựng pháp luật, thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của pháp luật.

– Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm sau đây:

+ Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;

+ Tuyên truyền, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên không uống rượu, bia;

+ Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia;

+ Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia trong công tác đoàn, đội.

– Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm sau đây:

+ Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;

+ Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia;

+ Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia trong công tác hội.

– Tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia giáo dục, tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tham gia ý kiến xây dựng pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; cung cấp thông tin về phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của pháp luật.

6.4. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu, bia (Điều 32)

– Tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh rượu, bia; về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, an toàn thực phẩm, chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ghi nhãn hàng hóa đối với rượu, bia. Thông tin về sản phẩm rượu, bia phải bảo đảm chính xác, khoa học.

– Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

– Không sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh, quảng cáo rượu, bia.

– Thu hồi và xử lý rượu, bia không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm do cơ sở mình sản xuất, mua bán theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

– Cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh.

– Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia.

– Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.

6.5. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia (Điều 33)

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia; tổ chức thực hiện nghiêm quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức.

– Người đứng đầu tổ dân phố, khu phố, khối phố, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, tổ chức tại cơ sở, cộng đồng tham gia các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định tại Điều 24 của Luật.

– Người đứng đầu, người quản lý, điều hành địa điểm quy định tại Điều 10 và Điều 19 của Luật có trách nhiệm sau đây:

+ Nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 và Điều 19 của Luật này; từ chối cung cấp dịch vụ nếu người vi phạm tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở, yêu cầu;

+ Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về không được uống, không được bán rượu, bia tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.

6.6. Trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống tác hại của rượu, bia (Điều 34)

– Giáo dục, giám sát, nhắc nhở thành viên chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia, các thành viên khác trong gia đình hạn chế uống rượu, bia; động viên, giúp đỡ người nghiện rượu, bia trong gia đình cai nghiện rượu, bia.

– Hướng dẫn các thành viên trong gia đình kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết, ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia và thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Tham gia với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia.

7. Điều khoản thi hành (Chương VII)

7.1. Sửa đổi, bổ sung quy định của một số luật khác (Điều 35)

– Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 như sau:

“8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.”.

– Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 48/2014/QH13, Luật số 97/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14 như sau:

“8. Thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng.”.

– Thay thế một số cụm từ tại một số điều của Luật Thương mại số 36/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 05/2017/QH14 như sau:

+ Thay thế cụm từ “rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên” bằng cụm từ “rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên” tại khoản 4 Điều 100;

+ Thay thế cụm từ “rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên” bằng cụm từ “rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên” tại khoản 4 Điều 109.

7.2. Hiệu lực thi hành (Điều 36)

– Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

– Kể từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 01 tháng 01 năm 2022, việc cấp phép sản xuất rượu thủ công quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này và việc đăng ký sản xuất rượu thủ công quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này không phải nộp phí, lệ phí.

V. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN

– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật, tập huấn cho cán bộ, trong ngành y tế và nhân dân.

– Nghiên cứu, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để đề xuất xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia cho phù hợp.

VI. TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG THI HÀNH LUẬT

1. Tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

1.1. Ở Trung ương

– Bộ Y tế và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức quán triệt việc thi hành luật; tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia thông qua các chuyên mục, chương trình, tập huấn, biên soạn tài liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.

– Bộ Y tế tổ chức đưa các hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia và việc tổ chức thực hiện Luật vào các kế hoạch, hoạt động truyền thông hằng năm của Bộ Y tế, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, báo chí trong và ngoài ngành y tế thường xuyên, chủ động thông tin, giáo dục, truyền thông về về phòng, chống tác hại của rượu, bia và việc tổ chức thực hiện Luật.

– Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe Trung ương, các cơ quan thông tin, báo chí thuộc Bộ Y tế thường xuyên, chủ động thông tin, giáo dục, truyền thông về về phòng, chống tác hại của rượu, bia và việc tổ chức thực hiện Luật.

– Báo Sức khỏe và Đời sống, Báo Gia đình – Xã hội mở các chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống tác hại của rượu, bia và việc tổ chức thực hiện Luật.

– Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ và cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của ngành y tế các đơn vị, địa phương có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu nội dung của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, biện pháp thi hành Luật.

– Cục Y tế dự phòng phối hợp với Vụ Pháp chế Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan biên soạn, in ấn tài liệu, tổ chức tập huấn chuyên sâu về Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các văn bản hướng dẫn thi hành cho lãnh đạo, cán bộ cốt cán, hội viên Chi hội Luật gia, báo cáo viên pháp luật và các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

1.2. Ở địa phương

– Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật và các văn bản quy định chi tiết Luật bằng các hình thức phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương và từng đối tượng, địa bàn (thông qua lồng ghép chuyên đề trong các hội nghị, lớp tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật mới theo kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật); Tổ chức đưa các hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia và việc tổ chức thực hiện Luật vào các kế hoạch, hoạt động truyền thông hằng năm của Sở Y tế, phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí trong và ngoài ngành y tế tại địa phương thường xuyên, chủ động thông tin, giáo dục, truyền thông về về phòng, chống tác hại của rượu, bia và việc tổ chức thực hiện Luật.

– Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xây dựng kế hoạch truyền thông hằng năm và thường xuyên, chủ động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia và việc tổ chức thực hiện Luật.

2. Rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật

Vụ Pháp chế, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan rà soát, thống kê, lập danh mục văn bản cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc bãi bỏ; tổng hợp kết quả rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

3. Xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

a) Các văn bản triển khai thi hành Luật

– Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Phòng, chống tác hại của rượu, bia trong ngành y tế.

b) Các văn bản quy định chi tiết thi hành các điều, khoản của Luật

 – Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Nghị định sửa đổi Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/01/12013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

– Nghị định quy định quản lý kinh doanh rượu, bia.

– Nghị định sửa đổi Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

– Nghị định sửa đổi Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

– Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn biểu mẫu kê khai của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh.

– Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn việc bổ sung chất chỉ thị màu vào các sản phẩm cồn không dùng trong thực phẩm để phân biệt với cồn thực phậm và phòng, ngừa pha chế rượu từ sản phẩm cồn không được phép dùng trong thực phẩm.

– Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rượu, bia.

– Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc bổ sung chất chỉ thị màu vào các sản phẩm cồn không dùng trong thực phẩm để phân biệt với cồn thực phẩm và phòng, ngừa pha chế rượu từ sản phẩm cồn không được phép dùng trong thực phẩm.

– Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Chỉ thị số 46/CT-TTg về tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới.

– Chỉ thị của Bộ trưởng về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong ngành y tế.

4. Xây dựng các tài liệu hướng dẫn thực hiện Luật

– Các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật trong phòng, ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe

– Quy trình (hướng dẫn) tư vấn về tác hại của rượu, bia (Điểm a Khoản 1 Điều 22)

– Hướng dẫn sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia; can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe (các điểm b và c Khoản 1 Điều 22)

– Hướng dẫn can thiệp giảm tác hại của rượu, bia cho phụ nữ mang thai có hội chứng hoặc nguy cơ ngộ độc ở thai nhi (Điểm c Khoản 1 Điều 22)

– Rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy trình chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia; phòng, chống nghiện, tái nghiện rượu, bia (các điểm c và d Khoản 1 Điều 22)./.

>>>>>> Bài viết đáng quan tâm khác: Dịch vụ tư vấn thường xuyên được cung cấp bởi Vinalaw

——————–
𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒚 𝑳𝒖𝒂̣̂𝒕 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒅𝒂𝒏𝒉 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑵𝒂𝒎 (𝑽𝒊𝒏𝒂𝒍𝒂𝒘 𝑭𝒊𝒓𝒎)

Với slogan: “Là điểm tựa của niềm tin”

??Phương châm làm việc: “Đừng bận tâm vì các vấn đề pháp lý của Quý khách hàng chính là công việc của chúng tôi”.
??Vinalaw luôn hoạt động với tôn chỉ đề cao pháp luật, uy tín, trung thực, bảo đảm lợi ích cao nhất của khách hàng trước pháp luật.
———————–
? Call: 028.629.119.20 (Liên hệ tư vấn miễn phí)
———————–
? Số 17 Trần Khánh Dư, Phường Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh.
? 𝑭𝒂𝒄𝒆𝒃𝒐𝒐𝒌: fb.com/Vinalaw.vn
? 𝑾𝒆𝒃𝒔𝒊𝒕𝒆: www.vinalaw.vn
? 𝑬𝒎𝒂𝒊𝒍: info@vinalaw.vn