Phán quyết số 18 - Tranh chấp trong hợp đồng mua bán xi măng > CÔNG TY LUẬT HỢP DANH VIỆT NAM

Phán quyết số 18 – Tranh chấp trong hợp đồng mua bán xi măng

Phán quyết số 18

Tranh chấp trong hợp đồng mua bán xi măng

Các bên:

– Nguyên đơn               : Người mua Việt Nam

– Bị đơn                       : Người bán ân Độ

Các vấn dề được đề cập:

Việc không giao hàng của Bị đơn và vấn đê bất khả kháng Các khoản thiệt hại do Nguyên đơn yêu cầu Tóm tắt vụ việc:

Nguyên đơn ký Hợp đồng số 09/95 ngày 20 tháng 9 năm 1995 mua của Bị đơn 20.000 MĨ 4% Xi măng Kumgang với giá 55USD/MT CNF.FO cảng Nha Trang, giao hàng vào tháng 12 năm 1995, thanh toán bằng L/C không huỷ ngang, trả tiền ngay, L/C phải được mở trước ngày 30 tháng 9 năm 1995.

Hợp đồng quy định “Nếu bất kỳ bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng vì các trường hợp bất khả kháng như bão, động đất, lũ lụt, hoả hoạn, núi lửa phun, chiên tranh, đình công, bạo động của quần chúng, lệnh cấm của chính phủ, nhà máy sản xuất bị đóng cửa thì được miễn trách” (Điều 14).

Theo Điều 15 Hợp đồng, “Nếu chậm giao hàng do những nguyên nhân khác với Điều 14 thì 10 ngày chậm đầu tiên không phải nộp phạt. Sau đó phạt 0, 7% trị giá lô hàng cho mỗi tuần chậm trễ cho đến khi đạt tới tối đa là 3% trì giá lô hàng giao chậm”.

Trên thực tế, Nguyên đơn đã mở L/C vào ngày 25 tháng 9 năm 1995 cho Bị đơn hưởng lợi. Ngày 29 tháng 9 năm 1995 Nguyên đơn đã ký hợp đồng bán lại lô xi măng cho người mua nội địa. Cuối tháng 11 và cả tháng 12 năm 1995 Nguyên đơn nhiều lần giục Bị đơn giao hàng, Bị đơn vài lần điện cam kết sẽ giao hàng nhưng rồi vẫn chưa giao.

Ngày 20 tháng 12 năm 1995 Nguyên đơn nhận được từ Bị đơn giấy chứng nhận bất khả kháng do bộ phận thương mại thuộc Đại sứ quán của nước người cung cấp đóng tại thủ đô ấn Độ cấp ngày 25 tháng 11 năm 1995 cho Bị đơn theo Hợp đồng mua bán số 02/95 được ký kết giữa Bị đơn và người cung cấp. Hợp đồng số 02/95 này được ký ngày 4 tháng 7 năm 1995 với số lượng 60.000 MĨ xi măng Kumgang. Nguyên đơn không thừa nhận Bị đơn gặp bất khả kháng, tiếp tục yêu cầu Bị đơn giao hàng, nhưng đến ngày 15 tháng 6 năm 1996 Bị đơn vẫn không giao hàng. Ngày 20 tháng 6 năm 1996 Bị đơn gửi cho Nguyên đơn hai bản photo giấy chứng nhận bất khả kháng do bộ phận thương mại thuộc Đại sứ quán của nước người cung cấp đóng tại nước sở tại cấp ngày 21 tháng 1 năm 1996 cho Bị đơn và một bản photo giấy chứng nhận bất khả kháng của Ủy ban xúc tiến thương mại quốc tế của nước người cung cấp đề ngày 5 tháng 5 năm 1996. Cả ba giấy chứng nhận này do người cung cấp gửi 132 Tranh chấp trong hợp đồng mua bán xi măng cho Bị đơn, Bị đơn photo gửi cho Nguyên đơn. Trong các bản. photo giấy chứng nhận bất khả kháng đó đều ghi: ởnước người cung cấp bị mưa lớn và lũ lụt, đường sá bị sụt lún nặng, không chở nguyên liệu vào nhà máy được, nhà máy bị hư hỏng nặng phải ngừng sản xuất. Hiện tượng này được coi là bất khả kháng. Nhà máy đang cố gắng khắc phục hậu quả để trở lại hoạt động bình thường và sẽ thông báo lịch giao hàng cụ thể. Nguyên đơn không chấp nhận lý do mà Bị đơn đưa ra là bất khả kháng đối với Bị đơn và đòi Bị đơn bồi thường thiệt hại do không giao hàng. Sau nhiều lần đòi mà không được bồi thường, Nguyên đơn kiện Bị đơn ra trọng tài đòi bồi thường 199.LOOUSD, gồm các khoản: – 70.000 USD tiền phạt đã phải trả cho người mua nội địa. – 56.700 USD lãi suất ngân hàng tiền ký quỹ mở L/C từ  ngày 20 tháng 9 năm 1995 đến ngày 20 tháng 6 năm 1996 (300.OOO USD x 2,1%/tháng x 9 tháng).

Phạt do chậm giao hàng theo Điều 15 Hợp đồng là 1.080.000 USD x 3% = 32.400 USD. Lãi không thu được 2 USD/1MT là 2 USD x 20.000 MĨ = 40.000 USD.

Bị đơn biện luận rằng Bị đơn ký hợp đồng mua xi măng của nhà cung cấp thuộc nước thứ ba nhưng vì nhà cung cấp gặp bất khả kháng (nhà máy ngừng sản xuất) không giao được hàng cho Bị đơn nên Bị đơn không giao được hàng cho Nguyên đơn. Do đó Bị đơn cũng được coi là gặp bất khả kháng và được miễn trách. Giấy chứng nhận bất khả kháng do Đại sứ quán và Ủy ban xúc tiến thương mại quốc tế của nước người cung cấp được coi là bằng chứng về bất khả kháng của Bị đơn. Tại phiên họp xét xử Bị đơn không xuất trình được bằng Tranh chấp trùng hợp đồng mua bán xi măng 133 chứng về thời gian, địa điểm xảy ra lũ lụt ởnước người cung cấp trong khi đó Nguyên đơn xuất trình được bằng chứng chứng minh địa điểm xảy ra lũ lụt, thời gian xảy ra lũ lụt là tháng 8 năm l995. Sau khi lũ lụt xảy ra ởnước người cung cấp, Nguyên đơn đã điện hỏi Bị đơn là có xi măng không, nếu có thì mới ký hợp đồng, nếu không thì không ký. Bị đơn thừa nhận là đã điện hỏi người cung cấp về xi măng, người cung cấp điện trả lời là mặc dù đang gặp nhiều khó khăn do lũ lụt nhưng sẽ có xi măng giao và do đó Bị đơn đã ký Hợp đồng số 09/95 ngày 20 tháng 9 năm 1995 với Nguyên đơn.

Phán quyết của trọng tài:

1. Việc Bị đơn không giao hàng và vấn đề bết khả kháng do Bị đơn nêu ra:

Căn cứ vào bằng chứng của vụ kiện, vào ý kiến trình bày của hai bên tại phiên họp xét xử, Ủy ban trọng tài phân tích như sau:

Thứ nhất, Bị đơn không giao hàng là vi phạm hợp đồng do hai bên đã ký kết.

Thứ hai, lý do mà Bị đơn nêu ra không được công nhận là bất khả kháng bởi vì: Lũ lụt xảy ra ởnước người cung cấp vào tháng 8 năm 1995 là bất khả kháng đối với người cung cấp hàng cho Bị đơn theo Hợp đồng 02/95, vì Hợp đồng này ký ngày 4 tháng 7 năm 1995 mà lũ lụt xảy ra vào tháng 8 năm 1995 làm cho người cung cấp không giao được hàng cho Bị đơn. Bị đơn không trực tiếp gặp bất khả kháng vì lũ lụt không xảy ra ởnước của Bị đơn. Bị đơn (Công ty ấn Độ) đã biết lũ lụt xảy ra ởnước người cung cấp (nước thứ ba) nhưng không tính toán kỹ, tin vào sự thông báo không có bảo đảm của người cung cấp, vẫn ký hợp đồng bán lại lô hàng cho Nguyên đơn (Công ty Việt Nam) vào ngày 20’tháng 9 năm 1995, thì phải có nghĩa vụ giao hàng theo đúng hợp đồng. Không giao được hàng cho Nguyên đơn, Bị đơn phải tự chịu trách nhiệm. Bị đơn biết lũ lụt xảy ra và hậu quả của nó trước khi ký hợp đồng thì rõ ràng lũ lụt này không phải là bất khả kháng, căn cứ miễn trách nhiệm cho Bị đơn về việc không giao hàng, bởi vì bất khả kháng phải là hiện tượng không lường trước được (không dự kiến được) vào lúc ký hợp đồng và không thể khắc phục được khi nó xảy ra.

Lập luận của Bị đơn về việc “nhà máy sản xuất bị đóng cửa” là một trường hợp bất khả kháng là không có căn cứ, không hợp lý, bởi lẽ:

Nhà máy sản xuất bị đóng cửa là hậu quả của lũ lụt xảy ra ởnước người cung cấp, mà lũ lụt đó không được công nhận là bất khả kháng, căn cứ miễn trách cho Bị đơn như đã phân tích. Bị đơn đã biết nhà máy sản xuất bị đóng cửa trước khi ký hợp đồng bán hàng cho Nguyên đơn, cho nên việc nhà máy bị đóng cửa trong trường hợp này không được thừa nhận là bất khả kháng đối với Bị đơn. Thứ ba, ý kiến của Bị đơn về việc Bị đơn chưa giao hàng chứ không phải là không giao hàng là không có căn cứ hợp lý, bởi vì thời hạn giao hàng ỉa tháng 12 năm 1995, mà đến 15 tháng 6 năm 1996 hàng vẫn chưa được giao thì hoàn toàn có thể kết luận ỉa Bị đơn không giao hàng. Không thể bắt Nguyên đơn (người mua) chờ đợi việc giao hàng quá lâu sau khi kết thúc thời hạn giao hàng. Nếu làm như thế thì Nguyên đơn không đạt được mục đích của hợp đồng và phá vỡ kế hoạch kinh doanh bình thường của Nguyên đơn. Mặt khác, sau khi kết thúc thời hạn giao hàng mà hàng vẫn chưa được giao thì người mua chỉ chờ đợi hàng trong một thời gian hợp lý chứ không thể chờ đợi vô thời hạn được, trừ khi Hợp đồng có quy định khác.

Từ sự phân tích đó, Ủy ban trọng tài kết luận Bị đơn phải chịu trách nhiệm trước Nguyên đơn về việc không giao hàng.

2. Về 199./00 USD là sô’ tiền thiệt hại mà Nguyên đơn đòi:

            Về tiền phạt đã phải trả cho người mua nội đia 70. 000 USD: Vì Hợp đồng không quy định phạt hợp đồng nên Bị đơn phải bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh từ việc không giao hàng.

Vì Bị đơn không giao hàng nên Nguyên đơn không có hàng giao cho người mua nội địa, do vậy tiền phạt phải trả cho người mua nội địa được coi là khoản thiệt hại phát sinh cho Nguyên đơn, Nguyên đơn đã cung cấp đầy đủ bằng chứng về khoản thiệt hại này, do đó Ủy ban trọng tài thừa nhận khoản tiền 70.000 USD.

Về 56. 700 USD là tiền lãi ngân hàng trên số tiền ký quỹ mở L/C: Tiền lãi ngân hàng trên số tiền ký quỹ mở L/C cũng được coi là một khoản thiệt hại của Nguyên đơn, vì nếu không ký  quỹ số tiền này để mở L/C thì Nguyên đơn có thể gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi. Nguyên đơn ký quỹ mở L/C để nhận được hàng từ Bị đơn, nhưng Bị đơn không giao hàng, do đó Bị đơn phải bồi thường tiền lãi 56.700 USD đó cho Nguyên đơn.

Về 32. 400 USD tiền phạt do chậm giao hàng: Nguyên đơn không có quyền đòi Bị đơn khoản tiền phạt bởi vì Điều 15 của Hợp đồng quy định tiền do chậm giao hàng, còn thực tế Bị đơn không giao hàng, chứ không phải là chậm’ giao hàng. Mặt khác, Nguyên đơn đã đòi bồi thường thiệt hại do Bị 136 Tranh chấp trong hợp đồng mua bán xi măng đơn không giao hàng thì không được đòi tiền phạt do chậm giao hàng bằng lãi không thu được.

Nguyên đơn đòi Bị đơn bồi thường tiền lãi 40.000 USD nhưng không cung cấp đầy đủ bằng chứng để chứng minh mức lãi nên Ủy ban trọng tài không thừa nhận. Mặt khác, tiền lãi trên số tiền ký quỹ để mở L/C mà Nguyên đơn đã đòi được coi là phần lợi mất hưởng do không giao hàng.

Kết luận, Ủy ban trọng tài chỉ chấp nhận cho Nguyên đơn 126.000 USD, bao gồm tiền phạt mà Nguyên đơn đã phải trả cho người mua nội địa và tiền lãi trên số tiền ký quỹ mở L/C, đồng thời bác bỏ các yêu cầu khác của Nguyên đơn.

Bình luận và lưu ý:

Thứ nhất, không nên tin vào thông báo không có bảo đảm của khách hàng để ký kết hợp đồng, cần phải nhận định, phân tích, tính toán kỹ các hiện tượng xảy ra trước khi ký hợp đồng.

Thứ hai, các hiện tượng tự nhiên như bão, động đất, lũ lụt … là bất khả kháng, căn cứ miễn trách cho người này nhưng chưa chắc là bất khả kháng, căn cứ miễn trách cho người khác. Muốn được thừa nhận là bất khả kháng để miễn trách thì phải chứng minh hiện tượng tự nhiên đó là hiện tượng mà các bên không tưởng trước được vào lúc ký hợp đồng và bên gặp phải đã không thể khắc phục được. Đồng thời phải chứng minh hiện tượng tự nhiên đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vi phạm hợp đồng.

Thứ ba, cung cấp giấy chứng nhận bất khả kháng lần đầu phải là bản chính, không được cung cấp bản photo. Nội dung giấy chứng nhận bất khả kháng phải bao gồm các mục .Tranh chấp trong hợp đồng mua bán xi măng 137 như tên hiện tượng bất khả kháng, thời gian phát sinh và tồn tại, địa điểm phát sinh, hậu quả và tác động ảnh hưởng của hiện tượng này đối với việc thực hiện hợp đồng. Dù cơ quan cấp giấy chứng nhận bất khả kháng là cơ quan có thẩm quyền nhưng nội dung giấy chứng nhận bất khả kháng không ghi thời gian, địa điểm xảy ra thì hiện tượng ghi trong giấy không được thừa nhận là bất khả kháng để được miễn trách nhiệm.

Thứ tư, khi đi kiện phải nghiên cứu kỹ hợp đồng, luật áp dụng cho hợp đồng, chỉ đòi tiền phạt, tiền thiệt hại áp dụng cho từng trường hợp vi phạm cụ thể, không được đòi Bị đơn chịu trách nhiệm đối với những căn cứ mà Bị đơn không vi phạm.

>>>>>> Bài viết đáng quan tâm khác: Dịch vụ tư vấn thường xuyên được cung cấp bởi Vinalaw

——————–
𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒚 𝑳𝒖𝒂̣̂𝒕 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒅𝒂𝒏𝒉 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑵𝒂𝒎 (𝑽𝒊𝒏𝒂𝒍𝒂𝒘 𝑭𝒊𝒓𝒎)

Với slogan: “Là điểm tựa của niềm tin”

??Phương châm làm việc: “Đừng bận tâm vì các vấn đề pháp lý của Quý khách hàng chính là công việc của chúng tôi”.
??Vinalaw luôn hoạt động với tôn chỉ đề cao pháp luật, uy tín, trung thực, bảo đảm lợi ích cao nhất của khách hàng trước pháp luật.
———————–
? Call: 028.629.119.20 (Liên hệ tư vấn miễn phí).
———————–
? Số 17 Trần Khánh Dư, Phường Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh.
? 𝑭𝒂𝒄𝒆𝒃𝒐𝒐𝒌: fb.com/Vinalaw.vn
? 𝑾𝒆𝒃𝒔𝒊𝒕𝒆: www.vinalaw.vn
? 𝑬𝒎𝒂𝒊𝒍: info@vinalaw.vn