Phán quyết số 38
Tranh chấp trong hợp đồng khảo sát thiết kế
Các bên:
– Nguyên đơn : Kiến trúc sư người Mỹ
– Bị đơn : Công ty thuê thiết kế Trập Xê-út
Các vấn đề được đề cập:
– Luật áp dụng cho tranh chấp;
– Lựa chọn luật;
– Lex mercatoria (thông lệ thương mại quốc tế)
Tóm tắt vụ việc:
Năm 1976 Nguyên đơn và Bị đơn ký kết với nhau hai thoả thuận (Thoả thuận Dịch vụ giai đoạn I và Thoả thuận Dịch vụ giai đoạn II) theo đó Nguyên đơn thực hiện các công việc chuẩn bị các bản vẽ và các tài liệu xây dựng liên quan khác cũng như liên hệ với các nhà thẩu xây dựng chính cho một dự án xây dựng ởJeddah, Trập Xê-út. Các bên thoả thuận đưa các tranh chấp có thể phát sinh ra trước trọng tài ICC tại Geneva để giải quyết Trong các thoả thuận này không đề cập gì đến việc chọn luật áp dụng.
Khi tranh chấp phát sinh giữa các bên về mức phí khảo sát thiết kế, Nguyên đơn khởi kiện ra trọng tài. Bị đơn kiện lại với lý do mình đã phải trả cho Nguyên đơn mức phí quá cao. Phán quyết này được tuyên năm 1985 giải quyết vấn đề luật áp dụng cho tranh chấp. Nguyên đơn thì cho rằng luật áp dụng cho tranh chấp phải là Luật của bang Georgia, Mỹ bởi tất cả các công việc chính quy định trong các thoả thuận đều được thực hiện tại bang này. Nguyên đơn cũng cho rằng có thể lựa chọn luật của Thụy SY, luật của nơi có chủ thể xét xử (lex fori), hay lex mercatoria cũng có thể được áp dụng. Cuối cùng, Nguyên đơn còn dựa vào “các quy tắc luật quốc tê’ tương tự quy định về các dịch vụ kỹ thuật theo đó nếu không có thoả thuận ngược lại mối quan hệ giữa các bên sẽ được điều chỉnh bơi luật của nơi cư trú của kỹ thuật viên chứ không phải là luật nơi cư trú của người thuê dịch vụ kỹ thuật”.
Bị đơn thì lại cho rằng cần áp dụng luật của Trập Xê-út bởi các nghĩa vụ của Nguyên đơn được thực hiện một phần tại bang Georgia, một phần tại Trập Xê-út, trong khi đó tất cả các nghĩa vụ về phía Bị đơn lại được thực hiện tại Trập Xê-út. Hơn nữa, theo Thoả thuận Dịch vụ giai đoạn II, tất cả các nghĩa vụ của Nguyên đơn sẽ được thực hiện tại Ả rập Xê-út. Về các tập quán thương mại, Bị đơn cho rằng không tồn tại bất kỳ một tập quán nào quy định trực tiếp về các dịch vụ kiến trúc do một kiến trúc sư Mỹ cho một dự án tại Trập Xê-út. Cuối cùng, Bị đơn cho rằng cả luật Thụy Sỹ lẫn lex mercatoria đều không thể được áp dụng.
Phán quyết của trọng tài:
Ủy ban trọng tài quyết định trong trường hợp này phải áp dụng luật bang Georgia vì các lý do sau đây:
1. Căn cứ vào chứng cứ được trình ra trước Ủy ban trọng tài thì vấn đề luật điều chỉnh không hề được các bên bàn bạc đến khi ký kết hợp đồng, và rõ ràng là các bên cũng không đật được một thoả thuận ngầm hay hiểu ngầm nào về vấn đề này. Do không có bất kỳ chứng cứ nào về một thoả thuận hay một ý định thực tế nào của các bên, Ủy ban trọng tài cho rằng không thể tuyên bố là các bên đã chọn luật thực chất của Thụy SY hay lex mercatoria. Ủy ban trọng tài cho rằng để lựa chọn luật áp dụng thì cần có một thoả thuận của các bên về vấn đề này và trong vụ việc đang xem xét thì không có một thoả thuận như vậy.
2. Dựa vào các chứng cứ do các bên trình ra liên quan đến các dịch vụ mà Nguyên đơn phải cung cấp cho Bị đơn theo thoả thuận thì rõ ràng là phần lớn các công việc được thực hiện tại bang Georgia. Một vài chuyến công tác để điều tra thực tế và để liên hệ của các đại diện của Bị đơn đến Trập Xê-út không thể làm cho trung tâm công việc chính được chuyển từ bang Georgia sang Trập Xê-út. Ủy ban trọng tài cho rằng trọng tâm và phần công việc cơ bản của Nguyên đơn (được trả phí là 5.135.997 đồng Ria Saudi) được tiến hành và thực hiện tại bang Georgia, Mỹ. ư
Ủy ban trọng tài cho rằng trong vụ việc này không nhất thiết phải xác định một quy tắc luật xung đột cụ thể nào để xác định luật áp dụng cho hợp đồng bởi hầu hết các quy tắc luật này quy định luật được áp dụng là luật của nơi tiến hành phần công việc chủ yếu, mà theo quan điểm của Ủy ban trọng tài thì không còn gì nghi ngờ rằng phần công việc cơ bản và chủ yếu theo thoả thuận đã được thực hiện tại bang Georgia. Ủy ban trọng tài cũng lưu ý rằng quyết định áp dụng luật của bang Georgia cũng phù hợp với các quy tắc luật quốc tế liên quan đến cung cấp dịch vụ kỹ thuật.
256 Tranh chấp trong hợp đồng khảo sát thiết kế Ủy ban trọng tài cho rằng không cần phải xem xét trường hợp giả định là luật nào sẽ được áp dụng nếu Giai đoạn dịch vụ II đã được tiến hành. Rõ ràng là các bên có lựa chọn ký hài thỏa thuận riêng rẽ liên quan đến công việc của Nguyên đơn trong dự án này và thực tế là Giai đoạn Dịch vụ II chưa bắt đầu và ít nhất là trong tố tụng trọng tài này các bên chưa hề viện dẫn đến sự tồn tại của bất kỳ nghĩa vụ hay trách nhiệm nào phát sinh từ Thoả thuận Dịch vụ Giai đoạn II. Theo Ủy ban trọng tài thì không nhất thiết là hai thoả thuận dịch vụ này phải được điều chỉnh bởi cùng một luật.
Do vậy, luật điều chỉnh Thoả thuận Dịch vụ Giai đoạn II không thể là cơ sở chắc chắn để xác định luật điều chỉnh Thoả thuận Dịch vụ giai đoạn I mà Ủy ban trọng tài đang phải quyết định. Theo nhiều quy tắc xung đột luật thì việc xác định luật áp dụng chủ yếu dựa vào các tình tiết thực tế và công việc cơ bản theo các hợp đồng đã được thực hiện. Trong trường hợp cụ thể này thì phần công việc Giai đoạn Dịch vụ II chưa được thực hiện, nên Ủy ban trọng tài chỉ cần xem xét các tình tiết thực tế của vụ việc chứ không xem xét đến phần công việc trong tương lai, phần sẽ được điều chỉnh bởi một thoả thuận riêng rẽ khác mà chưa được thực hiện.
Bình luận và lưu ý:
Một hợp đồng ký kết giữa các chủ thể thuộc các quốc gia khác nhau có thể được điều chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật khác nhau (ví dụ: luật quốc gia của mỗi bên ký kết, luật nơi thực hiện hợp đồng, luật nơi có tài sản là đối tượng của hợp đồng, luật của quốc gia có truyền thống lâu đời về lĩnh vực đó, tập quán thương mại trong lĩnh vực đó, v..v..). Vì vậy, để tránh những mâu thuẫn có thể xảy ra liên quan đến vấn đề này, khi giao kết các hợp đồng dạng này các bên nên cùng thống nhất lựa chọn một luật áp dụng cho hợp đồng. Khi các bên không chọn luật áp dụng cho hợp đồng, nếu có tranh chấp đưa ra trọng tài thì trọng tài sẽ là người có quyền quyết định việc này trên cơ sở xem xét các hoàn cảnh cụ thể của vụ việc. Thông thường, luật áp dụng sẽ là luật của quốc gia có quan hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng (ví dụ trong trường hợp này là quốc gia nơi thực hiện phần công việc chủ yếu của hợp đồng) hay tập quán quốc tế trong lĩnh vực liên quan nếu không thể xác định được quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng.
>>>>>> Bài viết đáng quan tâm khác: Dịch vụ tư vấn thường xuyên được cung cấp bởi Vinalaw
Với slogan: “Là điểm tựa của niềm tin”