Phán quyết số 7 - Tranh chấp trong ba hợp đồng mua bán hàng > CÔNG TY LUẬT HỢP DANH VIỆT NAM

Phán quyết số 7 – Tranh chấp trong ba hợp đồng mua bán hàng

Phán quyết số 7

Tranh chấp trong ba hợp đồng mua bán hàng

Các bên:

– Nguyên đơn               : Người Bán

– Bị đơn                        : Người Mua

Các vấn đề được đề cập:

Luật áp dụng Điều 13(3) và (5) của Quy tắc trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế (I.C.C) Công ước Hague 1955 về luật áp dụng cho buôn bán hàng hoá quốc tế Tập quán trong thương mại quốc tế Tóm tắt vụ việc:

Bị đơn ký ba hợp đồng với Nguyên đơn mua cùng một loại sản phẩm theo những quy cách phẩm chất đã quy định trong hợp đồng. Theo hợp đồng, Bị đơn đã thanh toán 90% giá trị mỗi hợp đồng khi nhận được đầy đủ bộ chứng từ gửi hàng. Hàng được giao theo hợp đồng thứ nhất và thứ ba đạt đúng với quy cách phẩm chất quy định, tuy nhiên các bên đã có tranh cãi về phẩm chất hàng giao theo hợp đồng thứ hai trước khi hàng được giao bên tàu. Khi tiến hành giám định lô hàng lần thứ hai tại cảng đến, người ta phát hiện rằng hàng không đạt quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng.

Cuối cùng sau khi đã gia công lại để hàng dễ bán hơn, Bị ‘đơn’ đã phải bán lại lô hàng trên cho bên thứ ba với một khoản lỗ khá lớn.

Lấy lý do lô hàng giao theo hợp đồng thứ hai không đạt quy cách phẩm chất quy định tại hợp đồng, Bị đơn từ chối thanh toán 10% trị giá còn lại của các hợp đồng. Nguyên đơn đã khởi kiện trước trọng tài đòi được thanh toán số tiền 10% trên. Về phần mình, Bị đơn kiện lại yêu cầu khoản 10% đó phải được dùng để thay thế vào khoản tiền lẽ ra Nguyên đơn phải bồi thường cho Bị đơn cho khoản tiền lỗ trực tiếp, chi phí tài chính,  thất thu lợi nhuận và lãi suất do lô hàng thứ hai được giao không đúng chất lượng.

Phán quyết của trọng tài:

Trong giao dịch thương mại, việc hàng hoá được giao không đúng quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng xảy ra khá thường xuyên và điều đó thường kéo theo những thiệt hại không nhỏ cho người mua hàng. Về mặt pháp lý, người mua có quyền yêu cầu người bán bồi thường cho mình những thiệt hại phát sinh từ việc giao hàng không đúng như quy cách trong hợp đồng. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là liệu người mua có quyền bảo vệ quyền lợi chính đáng đó của mình bằng cách tự khấu trừ một phần trên giá trị hợp đồng hay không. Một vấn đề khác liên quan đến điều khoản về luật áp dụng trong hợp đồng. Các bên khi ký kết hợp đồng thường rất hay bỏ qua điều khoản tưởng như không quan trọng này. Thế nhưng khi tranh chấp phát sinh, điều khoản này lại là vấn đề được đem ra xem xét trước tiên và nó có một ảnh hưởng khá lớn tới kết quả của việc giải quyết tranh chấp.

1. Về luật áp dụng.

Hợp đồng được ký giữa các bên không có điều khoản về luật áp dụng. Tuy nhiên, theo hợp đồng này thì luật áp dụng sẽ được xác định theo quyết định của các trọng tài viên phù hợp với Điều 13(3) của Quy tắc trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) Theo Điều này, các trọng tài viên sẽ áp dụng hệ thống luật thực chất được xác định theo quy phạm luật xung đột mà họ cho là phù hợp để giải quyết tranh chấp.

Hợp đồng được ký kết giữa các bên thuộc các quốc tịch khác nhau dưới dạng F.O.B nên rủi ro được chuyển cho Người mua trên lãnh thổ của Người bán. Do đó, nước của Người bán được coi là nước có mối liên hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng. Quốc gia của Nguyên đơn và Bị đơn đều đã phê chuẩn Công ước Hague ngày 11 tháng 6 năm 1955 về Luật áp dụng cho Mua bán hàng hoá quốc tế, Điều 3 Công ước này quy định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh là luật của nước nơi Người Bán có trụ sở hiện tại. Mặt khác, xu hướng chung khi có xung đột về luật áp dụng thì luật của quốc gia nơi đặt trụ sở của người có nghĩa vụ chính phát sinh từ hợp đồng sẽ được chọn. Người có nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hàng hoá này là người bán hàng.

Căn cứ vào các cơ sở trên, Ủy ban trọng tài xét thấy luật của nước Nguyên đơn là luật thích hợp nhất để điều chỉnh hợp đồng giữa Nguyên đơn và Bị đơn. Ngoài ra, Điều 13 Công ước Hague cũng quy định thêm rằng “Trong mọi trường hợp, Ủy ban trọng tài phải xem xét tới các quy định trong hợp đồng và những tập quán thương mại có liên quan . Như vậy, căn cứ pháp lý để Ủy ban trọng tài xét xử tranh chấp này sẽ là luật của nước Nguyên đơn và các tập quán thương mại có liên quan tới nội dung tranh chấp của Hợp đồng.

2. Về đơn hiện lại của Bị đơn:

Trên cơ sở luật của nước của người bán và các tập quán thương mại quốc tế sử dụng rộng rãi trong mua bán hàng hoá quốc tế, Ủy ban trọng tài cho rằng nguồn tập quán thương mại tốt nhất chính là các điều khoản của Công ước của Liên Hợp Quốc về buôn bán hàng hoá quốc tế ngày 11 tháng 4 năm 1980, sau này thường được gọi tắt là “Công ước Viên”, cho dù cả quốc gia của Nguyên đơn và Bị đơn đều chưa là thành viên của Công ước này. Giả sử các bên đã là thành viên của Công.ước này thì Công ước sẽ được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng với tư cách là luật chứ không phải là tập quán thương mại. Công ước Viên tại thời điểm đó có hiệu lực đối với 17 nước, hoàn toàn có thể phản ánh những tập quán thương mại được thừa nhận rộng rãi, liên quan tới vấn đề không phù hợp của hàng hoá trong buôn bán hàng hoá quốc tế. Điều 38(l) của Công ước quy định: “Người Mua có nghĩa vụ kiểm tra hàng hoá hoặc cho kiểm tra hàng hoá một cách nhanh chóng”. Sau đó Người Mua phải thông báo cho Người Bán về việc không phù hợp cửa hàng hoá trong một thời hạn hợp lý kể từ khi phát hiện ra hư hỏng. Nếu không làm như vậy, Người Mua sẽ mất quyền được khiếu nại về việc không phù hợp nói trên. Điều 39(l) quy định cụ thể về vấn đề này như sau:

“Trong mọi trường hợp, Người Mua sẽ mất quyền được khiếu nại về hàng giao không phù hợp với quy cách phẩm chất quy đinh trong hợp đồng nếu Người Mua không gửi thông báo về việc này cho Người Bán trong một thời hạn là hai năm kể từ ngay hàng được giao cho Người Mua, trừ khi hàng hoá được bảo hành tròng thời gian dài hơn hai năm. “

Trong trường hợp đang xét, Nguyên đơn (Người bán) đã cho kiểm tra hàng hoá trong một thời hạn hợp lý (hàng được kiểm tra thậm chí trước khi đến cảng), Bị đơn (Người mua) cũng đã gửi thông báo về việc hư hỏng trong một thời gian hợp lý, nghĩa là tám ngày kể từ khi báo cáo kiểm tra hàng của chuyên gia giám định được lập. Ủy ban trọng tài thấy rằng, Bị đơn đã tuân thủ đúng những yêu cầu nêu trên của Công ước Viên. Về điểm này, Ủy ban trọng tài không căn cứ vào luật của nước Nguyên đơn vì luật này quy định một thời gian quá ngắn cho việc thông báo tổn thất của Người mua đến Người bán, công bằng mà xét thì quy định của luật này là một ngoại lệ so với tập quán thương mại được thừa nhận rộng rãi.

Trong trường hợp này, việc áp dụng tập quán thương mại hoặc luật quốc gia là do Ủy ban trọng tài quyết định. Và Ủy ban đã quyết định áp dụng Công ước Viên với tư cách là một tập quán thương mại.

Về phần Người Bán, trong mọi trường hợp, Người Bán bị coi là mất quyền khiếu nại về các vi phạm đối với các yêu cầu nêu tại Điều 38 và 39 Công ước Viên vì Điều 40 có quy định: “Người Bán không thể căn cứ vào Điều 38 và 39 nếu việc không phù hợp của hàng hoá có liên quan tới những thực tế mà Người Bán đã biết hoặc không thể không biết và đã không nêu ra”. Thực tế, từ tất cả những chứng cứ và tài liệu của vụ kiện này, Ủy ban trọng tài thấy rằng Nguyên đơn đã biết và không thể không biết về việc hàng giao theo hợp đồng thứ hai không đúng với quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 70 BỘ luật tố tụng dân sự mới của Pháp, Ủy ban trọng tài từ chối xét đơn kiện lại của Bị đơn cùng lúc với đơn kiện của Nguyên đơn khi việc xem xét giải quyết đơn kiện lại làm cho tố tụng giải quyết đơn kiện chính kéo dài quá lâu. Trong trường hợp này, Ủy ban trọng tài thấy rằng việc xem xét giải quyết đơn kiện và đơn kiện lại cùng lúc là hợp lý.

Ủy ban trọng tài chấp nhận đồng thời các yêu cầu của Nguyên đơn và đơn kiện lại của Bị đơn. Do đó hai khoản tiền này bù cho nhau, Bị đơn không phải hoàn trả cho Nguyên đơn số tiền mà Nguyên đơn yêu cầu còn Nguyên đơn cũng không phải bồi thường cho Bị đơn những chi phí mà Bị đơn đã phải gánh chịu.

>>>>>> Bài viết đáng quan tâm khác: Dịch vụ tư vấn thường xuyên được cung cấp bởi Vinalaw

——————–
𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒚 𝑳𝒖𝒂̣̂𝒕 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒅𝒂𝒏𝒉 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑵𝒂𝒎 (𝑽𝒊𝒏𝒂𝒍𝒂𝒘 𝑭𝒊𝒓𝒎)

Với slogan: “Là điểm tựa của niềm tin”

??Phương châm làm việc: “Đừng bận tâm vì các vấn đề pháp lý của Quý khách hàng chính là công việc của chúng tôi”.
??Vinalaw luôn hoạt động với tôn chỉ đề cao pháp luật, uy tín, trung thực, bảo đảm lợi ích cao nhất của khách hàng trước pháp luật.
———————–
? Call: 028.629.119.20 (Liên hệ tư vấn miễn phí).
———————–
? Số 17 Trần Khánh Dư, Phường Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh.
? 𝑭𝒂𝒄𝒆𝒃𝒐𝒐𝒌: fb.com/Vinalaw.vn
? 𝑾𝒆𝒃𝒔𝒊𝒕𝒆: www.vinalaw.vn
? 𝑬𝒎𝒂𝒊𝒍: info@vinalaw.vn