Phán quyết số 11 - Tranh chấp trong hợp đồng gia công găng tay > CÔNG TY LUẬT HỢP DANH VIỆT NAM

Phán quyết số 11 – Tranh chấp trong hợp đồng gia công găng tay

Phán quyết số 11

Tranh chấp trong hợp đồng gia công găng tay

Các bên:

– Nguyên đơn              : Bên gia công Trung Quốc

– Bị đơn                       : Bên thuê gia công Hồng Kông

Các vấn đề được đề cập:

– Giao hàng theo lô và giao hàng chậm;

– Từ chối thực hiện nghĩa vụ cung cấp nguyên liệu gia công do bên kia vi phạm hợp đồng;

Tóm tắt vụ việc:

Ngày 26 tháng 2 năm 1988, Nguyên đơn và Bị đơn ký một hợp đồng gia công găng tay cao su y tế Ơ Thâm Quyến bằng cao su nhập khẩu. Điều 1 của hợp đồng quy định Bị đơn phải cung cấp 500 tấn cao su 60% ly tâm tự nhiên toại một (flrst class 60% natural centrifugaì latex) không tính phí trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 1988 đến tháng 1 năm 1989. Điều 2 Hợp đồng quy định Nguyên đơn phải chuyển cho Bị đơn 30.000.000 găng tay cao su y tế đóng trong các thùng hàng vào khoảng giữa tháng 5 năm 1988 và tháng 3 năm 1989. Hợp đồng quy định phí gia công là 29 USD cho một tấn găng tay, tổng số là 870.000 USD, bốc hàng Ơ Thượng Hải. Phí vận chuyển do Bị đơn chịu, kể cả phí vận chuyển từ nhà máy đến cảng Thượng Hải. Thanh toán bằng thư tín dụng giáp lưng (baek-to-back L/C). Mỗi lần giao hàng Nguyên đơn phát hành một thư tín dụng và thư tín dụng này chỉ có hiệu lực khi Bị đơn phát hành trở lại một thư tín dụng chấp thuận (tim letter of credit). Điều 11 Hợp đồng quy định nếu có vi phạm hợp đồng, bên vi phạm phải bồi thường 20% tổng trị giá các sản phẩm đã gia công hoặc 20% trị giá các sản phẩm chưa được gia công cộng với các thiệt hại về nguyên vật liệu hoặc thiệt hại về nhân công cho bên kia. Khoản bồi thường sẽ phải trả một lần. Sau khi hợp đồng được ký kết, Bị đơn đã cung cấp 175,89 tấn cao su thành bốn lần trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1988. Sau khi nhận được nguyên vật liệu, Nguyên đơn đã tiến hành sản xuất.

Do Bị đơn muốn thay đổi phương thức đóng gói và vì các lý do khác, Nguyên đơn đã hoãn thời gian giao hàng trước khi có sự chấp thuận eủa Bị đơn. Trong thời gian từ tháng 7 đến ngày 4 tháng 11 năm 1988 Nguyên đơn đã chuyển cho Bị đơn tổng cộng là 8.000.000 găng cao su, tính cả 1.000.000 găng chuyển ngày 4 tháng 11 năm 1988 mà Bị đơn đã từ chối khi số hàng này đến Hồng Lông và bị trả lại cho Nguyên đơn ngày 5 tháng 5 năm 1989.

Từ tháng 5 năm 1988, Bị đơn đã ngừng cung cấp cao su cho Nguyên đơn và từ chối phát hành thư tín dụng cho số găng đã gia công nói trên.

Sau một thời gian dài đàm phán không thành công, ngày 23 tháng 8 năm 1989 Nguyên đơn đã khởi kiện Bị đơn ra trọng tài với những lập luận như sau:

Lô găng cao su thứ tám do Nguyên đơn xếp lên tàu đã được chuyển đến Hồng kông sau khi đã được đại diện của Bị đơn Ơ Thượng Hải chấp nhận qua điện thoại. Do đó việc Bị đơn từ chối không nhận hàng Ơ Hồng Lông vì lý do hàng bị giao chậmhơn so với ngày giao hàng ghi trong thư tín dụng là không hợp lý Trên thực tế, Bị đơn đã từ chối nhận số hàng này để tránh tổn thất vì mặt hàng này trên thị trường đang bị mất giá. Bị đơn phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho Nguyên đơn.

Nguyên đơn phải chịu các tổn thất về kinh tế vì phải lưu kho số găng này do Bị đơn không nhận hàng và không phát hành thư tín dụng.

Sau tháng 5 năm 1988 Bị đơn đơn phương ngừng cung cấp cao su theo hợp đồng. Do đó nhà máy của Nguyên đơn phải ngừng sản xuất, gây thiệt hại nặng nề cho Nguyên đơn. Ngày 29 tháng 7 năm 1988 Nguyên đơn đã phát hành thư tín dụng chấp thuận (tim letter of credit) với trị giá 191.880 USD nhưng Bị đơn chỉ phát hành thư tín dụng giáp lưng trả tiền ngay (back-to-back sight letter ofcredit) theo từng lô hàng. Ngày 24 tháng 6 và ngày 25 tháng 7 năm 1988 Bị đơn chỉ phát hành hai thư tín dụng với tổng trị giá 243.920 USD trong đó có 116.000 USD phí gia công, các thư tín dụng này còn thiếu tổng cộng là 121.960 USD trong đó có 58.000 USD phí gia công. Sau đó Nguyên đơn liên tục nhắc nhở Bị đơn mở thư tín dụng nhưng Bị đơn đã không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và Bị đơn còn sử dụng các phương thức không hợp thức khác để rút 95.940 USD còn lại trong thư tín dụng chấp thuận của Nguyên đán mà không thông báo gì cho Nguyên đơn. Vì vậy Nguyên đơn còn phải chịu thêm nhiều thiệt hại kinh tế khác.

Những lý do nêu trên, Nguyên đơn yêu cầu:

Bị đơn bồi thường cho Nguyên đơn tiền thiệt hại 806.666 USD, tức 20% khoản tiền còn lại chưa trả, phù hợp với hợp đồng;

Bị đơn phải trả 102.950 USD cho 3.550.000 găng đã gia công;

Bị đơn phải trả lại 95.940 USD bị rút một cách bất hợp pháp từ thư tín dụng chấp thuận của Nguyên đơn, cộng với 17.269,20 USD tiền lãi (tính theo lãi suất 1,2%/tháng). Bị đơn phải hoàn trả tiền cước vận chuyển nội địa mà Nguyên đơn đã trả nhân danh Bị đơn: 6.057,6 Rmb + 5.600 Rmb = 11.657 Rmb, tức là 3.142,21 USD (tỷ lệ quy đổi: LUSD – 3,71 Rmb); và hoàn trả lại tiền phí vận chuyển đường biển và phí lưu hàng tại cảng 40.780 HK$ (5.228USD); Bị đơn phải hoàn trả cho Nguyên đơn phí lưu kho, cộng với tiền lãi là 1.325,03 Rmb (357,15USD); Phí luật sư 18.800 Rmb (5.067,38 USD) do Bị đơn chịu; Phí trọng tài do bên thua kiện chịu.

Bị đơn giải trình như sau:

Thư tín dụng chấp thuận do Nguyên đơn phát hành chỉ có hiệu lực khi Bị đơn phát hành thư tín dụng giáp lương trả tiền ngay, vì vậy Bị đơn có quyền quyết định có nên tiếp tục cung cấp cao su và phát hành tín dụng giáp lưng cho găng cao su đã gia công phù hợp với việc thực hiện hợp đồng hàng tháng của Nguyên đơn. Nếu Bị đơn không cung cấp cao su và phát hành tín dụng giáp lưng thì Nguyên đơn có quyền quyết định có tiếp tục gia công găng cao su, giao hàng và phát hành thư tín dụng giáp lưng hay không. Bị đơn đã cung cấp 175,89 tấn cao su phù hợp với hợp đồng, nhưng Nguyên đơn lại không giao hàng đúng thời hạn giao hàng quy định trong hợp đồng. Nguyên đơn đã giao chậm tất cả là 8.000.000 găng cao su, kể cả 1.000.000 đôi trong lần giao hàng cuối cùng, số hàng được xếp lên tàu ngày 4 tháng 11 năm 1988 mà không được phép của đại diện của Bị đơn Ơ Thượng Hải, và đã quá thời hạn xếp hàng trong thư tín dụng. Nguyên đơn phải tự chịu trách nhiệm về việc Bị đơn từ chối số hàng giao chậm. Để tránh những thiệt hại tiếp theo căn cứ vào quá trình thực hiện hợp đồng trước đó của Nguyên đơn, Bị đơn tạm ngừng cung cấp cao su và phát hành các thư tín dụng giáp lưng để chấp nhận số găng đã gia công đó. Do Nguyên đơn đã vi phạm hợp đồng, ba container cao su mà Bị đơn đã chuyển cho Nguyên đơn đã không được thu hồi. Sau khi đàm phán với ngân hàng, Bị đơn rút lại 95.940 USD coi như tiền thanh toán cho số cao su nói trên. Vì Nguyên đơn đã nhận số cao su trong ba container hàng này nên Bị đơn được quyền đòi tiền cao su.

Phán quyết của trọng tài:

Nguyên đơn đã không có đủ chứng cứ chứng minh cho lập luận rằng việc Bị đơn từ chối hàng Ơ Hồng Lông là không có căn cứ và rằng đây là một vi phạm hợp đồng. Nguyên đơn không chứng minh được rằng Bị đơn đã chấp nhận việc gửi lô hàng thứ tám với 1.000.000 găng cao su bốc lên tàu ngày 4 tháng 11 năm 1988. Uỷ ban trọng tài lưu ý rằng các bên đã chấp thuận hoãn việc gửi lô hàng đầu tiên. Do đó, thời gian giao hàng tiếp theo cũng được sửa đổi và Bị đơn đã không phản đối những lần giao hàng muộn ngoại trừ đối với lô hàng thứ tám mặc dù việc Nguyên đơn giao hàng sau khi thư tín dụng đã hết hạn là vi phạm thoả thuận của các bên về thời gian giao hàng. Vì vậy, Uỷ ban trọng tài quyết định bát yêu cầu của Nguyên đơn đòi bồi thường thiệt hại liên quan đền lô hàng thứ tám.

Bị đơn lập luận rằng lý do khiến Bị đơn ngừng cung cấp cao su và phát hành thư tín dụng đối ứng trả tiền ngay (opposite sight letter of credit) là để tránh những tổn thất khác do việc giao muộn lô hàng thứ tám gây ra. Lập luận này của Bị đơn không được Uỷ ban trọng tài chấp nhận.

Uỷ ban trọng tài cho rằng:

Việc Nguyên đơn giao muộn lô hàng thứ tám không phải là một vi phạm nghiêm trọng đối với hợp đồng và do đó không giải phóng các bên khỏi các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng. Nếu số lượng hàng gửi được tính theo ngày gửi hàng trước khi sửa đổi, như Bị đơn đề nghị, thì Bị đơn phải giao lô cao su mới muộn nhất là vào cuối tháng 8 năm 1988. Bị đơn không thể coi việc giao hàng hồi tháng 11 là sự hoàn thành nghĩa vụ mà lẽ ra phải được hoàn thành từ tháng 8. Do đó, Uỷ ban trọng tài quyết định Bị đơn phải trả tiền bồi thường thiệt hại là 112.810 USD (tứe 29USD/1 tấn hàng x (30.OOO.OOO – 7.000.000 – 1 000 000 2.550.OOO) x 20%) và bồi thường cho,2.550.OOO găng cao su đã gia công.

Hợp đồng quy định thư tín dụng chấp thuận do Nguyên đơn phát hành chỉ có hiệu lực khi Bị đơn phát hành thư tín dụng giáp lương trả tiền ngay. Việc Bị đơn đơn phương rút 95.940USD còn lại, trong đó có 31.980 USD tiền phải trả cho lô hàng thứ tám, trong thời gian thư tín dụng do Nguyên đơn mở đang có hiệu lực trong khi Bị đơn không phát hành thư tín dụng giáp lưng trả tiền ngay trị giá 121.960 USD là không đúng. Từ thực tế là Nguyên đơn đã gia công 3.550.000 găng cao su, trong đó có 1.000.000 găng giao chậm nên Nguyên đơn phải tự mình chịu trách nhiệm về lô hàng giao chậm này, Bị đơn phải bồi thường cho Nguyên đơn 73.950 USD cho 2.550.000 găng còn lại do Bị đơn đã không phát hành thư tín dụng giáp lưng thanh toán ngay. Vì số găng này không chuyển cho Bị đơn nữa nên yêu cầu đòi 95.940 USD của Nguyên đơn không được chấp thuận. Phù hợp với điều khoản về vận chuyển của hợp đồng, Uỷ ban trọng tài chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn về 8.142,21USD phí vận chuyển nội địa mà Nguyên đơn đã trả cho Bị đơn. Tuy nhiên, khoản tiền 1.884, 09 USD của lô hàng thứ tám gồm 1.000.000 găng phải được khấu trừ và phần thanh toán thực tế phải trả là 1.258,12 USD. Uỷ ban trọng , tài bác yêu cầu của Nguyên đơn về 5.228 USD tiền cước vận chuyển đi và về và tiền phí lưu kho hàng hoá Ơ cảng cho lô hàng thứ tám này. Uỷ ban trọng tài chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn đòi bồi thường 357,15 USD tiền lưu kho và tiền lãi phát sinh mà Nguyên đơn đã phải trả nhân danh Bị đơn.

1. Phí luật sư của Nguyên đơn là 18.800 Rmb phải do Nguyên đơn chịu.

2. Phí trọng tài sẽ do cả hai bên chịu: Nguyên đơn chịu 30%, phần 70% còn lại do Bị đơn chịu.

Phán quyết:

Bác yêu cầu của Nguyên đơn đòi bồi thường thiệt hại cho lô găng cao su thứ tám do thiếu chứng cứ thực tế và chứng cứ về pháp luật;

Bị đơn phải bồi thường cho Nguyên đơn tiền thiệt hại 112.810 USD vì đã không tiếp tức thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của 88 Tranh chấp trong hợp đồng gia công găng tay mình, và 73.950 USD tiền phí gia công 2.550.000 găng; Bác yêu cầu của Nguyên đơn đòi trả 95.940 USD mà Bị đơn đã rút lại, cộng với tiền lãi 11.512, 8%;Bị đơn phải hoàn trả 1.258, 12 USD phí vận chuyển nội địa cho Nguyên đơn; Bị đơn phải bồi thường cho Nguyên đơn tiền -lưu kho 357,15USD mà Nguyên đơn đã trả thay cho Bị đơn cộng với tiền lãi; Phí trọng tài sẽ do cả hai bên chịu: Nguyên đơn chịu 30%, phần 70% còn lại do Bị đơn chịu.

 

>>>>>> Bài viết đáng quan tâm khác: Dịch vụ tư vấn thường xuyên được cung cấp bởi Vinalaw

——————–
𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒚 𝑳𝒖𝒂̣̂𝒕 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒅𝒂𝒏𝒉 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑵𝒂𝒎 (𝑽𝒊𝒏𝒂𝒍𝒂𝒘 𝑭𝒊𝒓𝒎)

Với slogan: “Là điểm tựa của niềm tin”

??Phương châm làm việc: “Đừng bận tâm vì các vấn đề pháp lý của Quý khách hàng chính là công việc của chúng tôi”.
??Vinalaw luôn hoạt động với tôn chỉ đề cao pháp luật, uy tín, trung thực, bảo đảm lợi ích cao nhất của khách hàng trước pháp luật.
———————–
? Call: 028.629.119.20 (Liên hệ tư vấn miễn phí).
———————–
? Số 17 Trần Khánh Dư, Phường Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh.
? 𝑭𝒂𝒄𝒆𝒃𝒐𝒐𝒌: fb.com/Vinalaw.vn
? 𝑾𝒆𝒃𝒔𝒊𝒕𝒆: www.vinalaw.vn
? 𝑬𝒎𝒂𝒊𝒍: info@vinalaw.vn