Phán quyết số 17 - Tranh chấp trong hợp đồng mua bán cà phê > CÔNG TY LUẬT HỢP DANH VIỆT NAM

Phán quyết số 17 – Tranh chấp trong hợp đồng mua bán cà phê

Phán quyết số 17

Tranh chấp trong hợp đồng mua bán cà phê

Các bên:

– Nguyên đơn  : Người bán Singapore

– Bị đơn           : Người mua Việt Nam

Các vấn đề được đề cập:

– Nghĩa vụ trả tiền hàng của Bị đơn;

– Số tiền thiệt hại do Nguyên đơn đòi bồi thường;

Tóm tắt vụ việc:

Ngày 10 tháng 6 năm 1997 giữa Nguyên đơn và Bị đơn ký Hợp đồng theo đó Nguyên đơn bán cho Bị đơn 9.937kg cà phê và bột kem theo điều kiện CIF HCMC, thanh toán bằng TTR trong vòng bảy ngày sau khi người mua nhận được chứng từ vận tải gốc, người hưởng lợi là người bán (Nguyên đơn).

Thực hiện hợp đồng, Nguyên đơn đã giao hàng cho Bị đơn ngày 21 tháng 6 năm 1997. Sau khi giao hàng, Nguyên đơn đã chuyển cho Bị đơn vận đơn gốc và hoá đơn thương mại đòi tiền hàng, nhưng cuối cùng Nguyên đơn vẫn không nhận được tiền hàng. Việc Bị đơn không thanh toán tiền hàng cho Nguyên đơn làm cho Nguyên đơn phải chịu nhiều thiệt hại.

Qua nhiều lần đòi mà không được trả tiền, Nguyên đơn đã khởi kiện Bị đơn ra trọng tài đòi Bị đơn phải trả các khoản tiền sau:

Tiền hàng – Tiền lãi của tiền hàng ,Phí tư vấn pháp lý, phí dịch thuật, phí liên lạc điện thoại  và fax.

Trong văn thư phản bác đơn kiện Bị đơn trình bày như sau:

Ngày 10 tháng 6 năm 1997 Bị đơn đã ký Hợp đồng với Nguyên đơn để nhập khẩu uỷ thác cho Cửa hàng A. Theo Biên bản thoả thuận ký ngày 10 tháng 6 năm 1997 giữa ba bên (Bị đơn, Nguyên đơn và Cửa hàng A) thì trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho Nguyên đơn là Cửa hàng A, cho nên Nguyên đơn không có quyền kiện Bị đơn trả tiền hàng.

Phán quyết của trọng tài:

1. Về nghĩa vụ trả tiền của Bị đơn:

Theo Hợp đồng ngày 10 tháng 6 năm 1997, việc thanh toán tiền hàng được thực hiện bằng TTR trong vòng 7 ngày kể từ ngày Bị đơn (người mua) nhận được chứng từ vận tải gốc, người hưởng lợi là Nguyên đơn. Song cho đến ngày Ủy ban trọng tài xét xử vụ kiện Nguyên đơn vẫn chưa nhận được tiền hàng, mặc dù Bị đơn đã nhận được chứng từ vận tải gốc và hoá đơn thương mại từ cuối tháng 6 năm 1997. RÕ ràng là Bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền hàng. Ủy ban trọng tài không thừa nhận Biên bản thoả thuận ba bên ngày 10 tháng 6 năm 1997 là cơ sở để Bị đơn từ chối nghĩa vụ thanh toán theo Hợp đồng ngày 10 tháng 6 năm 1997, bởi vì:

Thứ nhất, trong Biên bản thoả thuận ba bên không có điểm nào quy định rằng Biên bản thoả thuận này là một bộ phận không thể tách rời của Hợp đồng. Trong Hợp đồng cũng không có điều nào quy định rằng Biên bản thoả thuận ba bên này được bổ sung cho Hợp đồng và là một bộ phận không thể thiếu của Hợp đồng.

Thứ hai, việc quy định rằng Bị đơn chỉ vì và nhân danh Cửa hàng A (ở mục 1 Biên bản thoả thuận ba bên) tự bản thân nó đã mâu thuẫn với bản chất của một hợp đồng uỷ thác. Điều 99 Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 quy định: “uỷ thác mua bán hàng là hành vi thương mại, theo đó bên được uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận phí uỷ thác”. Như vậy, bản chất của hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá là bên nhận uỷ thác, để được hưởng phí uỷ thác, thì phải nhân danh bản thân mình thực hiện các công việc đã được uỷ thác với người thứ ba, thứ không phải nhân danh người uỷ thác. Với lập luận của Bị đơn; rõ ràng, bằng Biên bản thoả thuận ba bên ký ngày 10 tháng 6 năm 1997, Bị đơn, một mặt muốn nhận phí uỷ thác, nhưng mặt khác lại không muốn nhận trách nhiệm về mình qua việc nhân danh mình được thực hiện hợp đồng với người thứ ba (tức là với Nguyên đơn trong Hợp đồng).

Thứ ba, Điều 4 Hợp đồng quy định việc thanh toán được thực hiện bằng phương thức TTR, chuyển trả cho người hưởng lợi là Nguyên đơn, eo tài khoản ở Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải – Chi nhánh tại Singapore. Biên bản thoả thuận ba bên lại quy định Cửa hàng A chịu trách nhiệm trả tiền cho Nguyên đơn – đối tác ở Singapore. Điều này không thể thực 128 Tranh chấp trong hợp đồng mua bán cà phê hiện được, vì Cửa hàng A không được làm việc đó theo quy định của pháp luật.

Từ đó, Ủy ban trọng tài quyết định Bị đơn phải trả toàn bộ tiền hàng cho Nguyên đơn.

2. Về các khoản tiền thiệt hại do Nguyên đơn đòi:

Vi phạm nghĩa vụ trả tiền hàng gây thiệt hại cho Nguyên đơn thì Bị đơn phải có trách nhiệm bồi thường.

Về tiền lãi của tiền hàng: Ủy ban trọng tài chấp nhận yêu cầu đòi tiền lãi của Nguyên đơn. Tuy nhiên, mốc thời gian tính lãi suất Ủy ban trọng tài chỉ thừa nhận từ ngày 16 tháng 12 năm 1999, bởi vì ngày 1 tháng 12 năm 1999 Nguyên đơn gửi cho Bị đơn thư yêu cầu thanh toán, trong đó yêu cầu Bị đơn phải thanh toán tiền hàng eho Nguyên đơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày gửi thư yêu cầu, thời hạn trả chậm nhất là ngày 15 tháng 12 năm 1999, vì vậy Nguyên đơn được coi là đã tự nguyện gia hạn thời hạn trả tiền hàng đến ngày 15 tháng 12 năm 1999.

Về phí tư vấn pháp lý, phí dịch thuật, phí liên lạc điện thoại và fax: Ủy ban trọng tài bác các phí này, bởi vì Nguyên đơn chỉ liệt kê nhưng không cung cấp được các bằng chứng hợp lệ chứng minh cho các khoản phí. Bình luận và lưu ý: Bị đơn là người mua có nghĩa vụ trả tiền hàng cho Nguyên đơn là người bán. Trong vụ kiện này Bị đơn không trực tiếp thực hiện nghĩa vụ trả tiền mà lại chỉ định người thứ ba (Cửa hàng A) thay mình trả tiền cho Nguyên đơn và đã được Nguyên đơn đồng ý. Bằng chứng là Biên bản thoả thuận ba bên số 9623/INUT.97 ngày 10 tháng 6 năm 1997. Như vậy, thực chất là Bị đơn thực hiện nghĩa vụ trả tiền thông qua người thứ ba, và do đó Bị đơn vẫn phải chịu trách nhiệm về việc làm của người thứ ba. Nếu người thứ ba thực hiện đúng, đẩy đủ nghĩa vụ trả tiền thì Bị đơn hết trách nhiệm, ngược lại nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện sai nghĩa vụ trả tiền thì Bị đơn vẫn phải chịu trách nhiệm trước Nguyên đơn. Do vậy; Nguyên đơn kiện Bị đơn đòi trả tiền hàng khi người thứ ba (Cửa hàng A) không trả là hoàn toàn đúng. Bị đơn không có quyền dựa vào Biên bản thoả thuận ba bên về việc quy định người thứ ba (Cửa hàng A) có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả tiền để thoát trách nhiệm trước Nguyên đơn. Muốn không chịu trách nhiệm trước Nguyên đơn thì Bị đơn phải có văn bản chuyển nghĩa vụ trả tiền (thế nghĩa vụ) từ Bị đơn sang người thứ ba, có sự đồng ý của Nguyên đơn.

 

>>>>>> Bài viết đáng quan tâm khác: Dịch vụ tư vấn thường xuyên được cung cấp bởi Vinalaw

——————–
𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒚 𝑳𝒖𝒂̣̂𝒕 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒅𝒂𝒏𝒉 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑵𝒂𝒎 (𝑽𝒊𝒏𝒂𝒍𝒂𝒘 𝑭𝒊𝒓𝒎)

Với slogan: “Là điểm tựa của niềm tin”

??Phương châm làm việc: “Đừng bận tâm vì các vấn đề pháp lý của Quý khách hàng chính là công việc của chúng tôi”.
??Vinalaw luôn hoạt động với tôn chỉ đề cao pháp luật, uy tín, trung thực, bảo đảm lợi ích cao nhất của khách hàng trước pháp luật.
———————–
? Call: 028.629.119.20 (Liên hệ tư vấn miễn phí).
———————–
? Số 17 Trần Khánh Dư, Phường Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh.
? 𝑭𝒂𝒄𝒆𝒃𝒐𝒐𝒌: fb.com/Vinalaw.vn
? 𝑾𝒆𝒃𝒔𝒊𝒕𝒆: www.vinalaw.vn
? 𝑬𝒎𝒂𝒊𝒍: info@vinalaw.vn