Phán quyết số 8 - Tranh chấp trong hợp đồng mua bán nguyên liệu > CÔNG TY LUẬT HỢP DANH VIỆT NAM

Phán quyết số 8 – Tranh chấp trong hợp đồng mua bán nguyên liệu

Phán quyết số 8

Tranh chấp trong hợp đồng mua bán nguyên liệu

Các bên:

– Nguyên đơn               : Một doanh nghiệp Nhà nước của một quốc gia đang phát triển (doanh nghiệp X)

– Bị đơn                        : Công ty nước ngoài Y

Các vấn dề dược đề cập:

– Việc giải thể của Bị đơn trong quá trình tố tụng

– Bất khả kháng

– Tính toán thiệt hại (theo thông lệ).

Tóm tắt vụ việc:

Để phản ứng lại biện pháp của chính phủ một quốc gia đang phát triển (quốc hữu hoá các công ty nước ngoài khai thác các nguyên liệu thô trên lãnh thổ quốc gia đó và giao các tài sản của các công ty này cho một doanh nghiệp nhà nước có chức năng chuyên kinh doanh các sản phẩm cùng loại), các công ty nước ngoài bị thiệt hại tuyên bố họ sẽ tịch thu các nguyên liệu thô đó nếu chúng được bán trên thị trường thế giới. Sau khi biện pháp quốc hữu hoá được áp dụng, doanh nghiệp nhà nước có chức năng khai thác và kinh doanh các nguyên liệu tự nhiên đã ký kết một số hợp đồng mua bán hàng hoá với các đối tác thuộc nhiều quốc gia trên thế giới. Một vài trong số các đối tác này đã từ chối thực hiện nghĩa vụ nhận hàng này với lý do là lời đe doạ tịch thu của các công ty có tài sản bị quốc hữu hoá nói trên đã tạo nên một sự kiện bất khả kháng giải phóng họ khỏi nghĩa vụ nhận hàng.

Căn cứ vào điều khoản trọng tài trong các hợp đồng thua bán hàng hoá, doanh nghiệp nhà nước đã kiện các đối tác này ra trước Toà trọng tài ICC đòi được bồi thường cho những thiệt hại đã phải chịu. Các trọng tài viên của ICC đưa ra các phán quyết cho doanh nghiệp nhà nước thắng kiện sau khi bác bỏ lý do bất khả kháng mà các Bị đơn đưa ra.

Dưới đây là một phán quyết của các trọng tài đưa ra cụ thể cho một trong các Bị đơn là công ty Y. Đối với công ty Y, trước khi có thể đưa ra các phán quyết, các trọng tài viên phải giải quyết một khó khăn về thủ tục tố tụng không kém phần quan trọng là việc công ty Y bị giải thể.

Thông thường, khi một pháp nhân giải thể thì cũng có nghĩa là pháp nhân đó không còn tồn tại trên thực tế và do đó không phải gánh chịu bất cử nghĩa vụ nào trong tương lai. Theo tinh thần nêu trên, nếu như một pháp nhân là Bị đơn trong quá trình tố tụng thì khi pháp nhân đó giải thể họ cũng không phải gánh chịu bất cử nghĩa vụ nào trong tương lai theo phán quyết của các cơ quan tài phán, Bị đơn có thể lợi dụng điểm này đê trốn tránh trách nhiệm trong quá trình tô’tụng. Vì vậy, phần lớn pháp luật quốc gia và các án lệ của các toà trọng tài ICC đều chỉ ra rằng:

Trong trường hợp Bị đơn là một pháp nhân tuyên bố giải thể thì không có nghĩa rằng họ sẽ được giải phóng khỏi toàn bộnghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động trong quá khứ và từ các phán quyết của cơ quan tài phán trong tương lai, mà thay vào đó họ vẫn phải duy trì tư cách tô’ tụng của mình cho đến khi quá trình tố tụng thực sự chấm dứt, đại diện cho Bị đơn trong trường hợp này sẽ là người có trách nhiệm thanh lý doanh nghiệp. Như vậy việc phá sản hoặc giải thể một công ty không ảnh hưởng trực tiếp đến việc công ty này còn đủ tư cách để trở thành bị đơn hoặc nguyên đơn trong một vụ kiện hay không khi mà vụ kiện này đã bắt đầu từ trước khi việc phá sản hoặc giải thểxảy ra. 

Trong quan hệ thương mại quắc tê, việc chậm trễ thực hiện nghĩa vụ nhận hàng của Bên mua thường sẽ gây ra những thiệt hại không nhỏ cho Bên bán, vì Bên bán sẽ phải chịu thêm những chi phí phát sinh như. chi phí kho bãi, bốc dỡ hàng, trả lãi ngân hàng… Ngoài ra Bên mua thường nại ra những lý do có tính chất. Bất khả kháng” nhằm né tránh các trách nhiệm sẽ phát sinh từ việc không thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ nghĩa vụ nhận hàng trong trường hợp này cần đi sâu vào những dấu hiệu mà một sự kiện Bất khả kháng cần phải có, đó là hai dấu hiệu: Không thểdự liệu trước rằng sự kiện đó sẽ xảy ra trong tương lai và hậu quả mà nó gây ra là không thể tránh được. Một vấn đề khác có liên quan là việc tính toán tổng số thiệt hại phải bồi thường trong trường hợp không có một điều khoản nào trong Hợp đồng đang có tranh chấp đề cập tới việc ấn định mức độ thiệt hại được bồi thường, giải pháp phổ biên Ơ đây là dưa vào những phương pháp tính toán đã trở thành thông lệ quốc tế để xác định thiệt hại hoặc những phương pháp đã được chấp nhận trong những hợp đồng tương tự.

Phán quyết của trọng tài:

1.Về việc Bị đơn giải thể:

Từ khi các trọng tài viên tiến hành phiên họp xét xử thì Bị đơn tuyên bố giải thể và sau đó bị xoá tên khỏi sổ Đăng ký kinh doanh, do vậy vấn đề Ơ đây là các trọng tài viên phải xác định xem 64 Tranh chấp trong hợp đồng mua bán nguyên liệu liệu Bị đơn có còn được xem là một bên trong quá trình tố tụng hay không. Các trọng tài viên đã đưa ra phán quyết khẳng định địa vị tố tụng của Bị đơn với các lập luận như sau:

– Quá trình tố tụng trọng tài đã được bắt đầu tiến hành trước khi có sự xoá tên chính thức của công ty Y khỏi sổ Đăng ký kinh doanh, do vậy địa vị pháp lý hiện tại của Bị đơn không ảnh hưởng gì tới hiệu lực của quá trình tố tụng đang được tiến hành trước Toà trọng tài ICC cũng như địa vị tố tụng của các bên trên thực tế.

– Bị đơn đã nộp Bản giải trình biện hộ của mình trước khi chính thức xoá tên khỏi sổ Đăng ký kinh doanh, nên Bản giải trình này cần được coi’là có giá trị pháp lý và cần phải được xem xét.

– Sau khi xảy ra sự kiện xoá tên Bị đơn khỏi sổ Đăng ký kinh doanh, văn bản công nhận thẩm quyền của trọng tài đã được người chịu trách nhiệm thanh lý công ty Bị đơn ký.

2. Về sự hiện bất hhả kháng:

Sau khi khẳng định địa vị tố tụng của Bị đơn, các trọng tài viên ICC tiến hành xem xét giải quyết những nội dung chính của vụ kiện. Về sự kiện bất khả kháng mà Bị đơn viện dẫn, các trọng tài viên đã bác bỏ vì những lý do sau: Một sự kiện bất khả kháng, theo nghĩa hẹp của một sự kiện được xác định bởi hai yếu tố. Không thể lường trước (có nghĩa là trước khi sự kiện đó xảy ra đã không có bất cứ lý do đặc biệt nào để cho rằng sự kiện đó sẽ xảy ra) và không thể tránh được (có nghĩa là sự kiện đó làm cho Bị đơn hoàn toàn không thể khắc phục được để có thể thực hiện hợp đồng).

Trong trường hợp cụ thể này, hợp đồng được ký kết vào ngày (…) và tại thời điểm đó các rắc rối xảy ra sau khi có việc quốc hữu hoá nói trên đã bắt đầu xuất hiện, do vậy sự kiện bất khả kháng được viện dẫn bởi Bị đơn không bao gồm yếu tố Tranh chấp trong hợp đồng mua bán nguyên liệu 65. “không thể thấy trước” mà pháp luật đòi hỏi.

Hơn nữa Nguyên đơn đã chứng minh thông qua việc đệ trình trước toà những hợp đồng khác của Nguyên đơn tương tự như hợp đồng mà Nguyên đơn đã ký với Bị đơn, rằng vào cùng một giai đoạn này, những người mua khác đã thực hiện nghĩa vụ nhận hàng hoá mà họ đã mua như thường lệ.

Do vậy, Bị đơn không thể viện dẫn rằng đã xảy ra một sự kiện bất khả kháng làm cho Bị đơn không thể thực hiện hợp đồng đã ký.

3. Về tính toán thiệt hại:

Hợp đồng không quy định cụ thể cách thức tính thiệt hại trong trường hợp có vi phạm hợp đồng. Ngoài ra, Nguyên đơn cũng không cung cấp những chứng cứ chính xác về tổng số thiệt hại xảy ra, mà chỉ đánh giá thiệt hại trên cơ sở những phương pháp đánh giá mang tính chủ quan.

Trên cơ sở những thông tin có được từ những tài liệu do Nguyên đơn đưa ra trọng tài đã cho rằng khoản tiền phạt (…) USD cho một đơn vị hàng hoá là nguyên liệu thô không được cung cấp hoặc tiếp nhận là phù hợp với thông lệ trong những trường hợp tương tự.

Theo các Điều 3 và 8 của hợp đồng mua bán hàng hoá đã ký ngày (…), số lượng hàng hoá giao nhận hàng tháng là (…) tấn cho một năm hoặc (. . .) tấn cho một tháng. Trên cơ sở tổ chức và tầm quan trọng quốc tế của Nguyên đơn (doanh nghiệp nhà nước), Uỷ ban trọng tài cho rằng sẽ là công bằng nếu như giới hạn số lượng hàng hoá phải được giao nhận là (…) tấn và Bị đơn sẽ phải gánh chịu một khoản tiền phạt theo thông lệ là (…) USD cho một đơn vị hàng hoá của nguyên liệu tự nhiên.

>>>>>> Bài viết đáng quan tâm khác: Dịch vụ tư vấn thường xuyên được cung cấp bởi Vinalaw

——————–
𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒚 𝑳𝒖𝒂̣̂𝒕 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒅𝒂𝒏𝒉 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑵𝒂𝒎 (𝑽𝒊𝒏𝒂𝒍𝒂𝒘 𝑭𝒊𝒓𝒎)

Với slogan: “Là điểm tựa của niềm tin”

??Phương châm làm việc: “Đừng bận tâm vì các vấn đề pháp lý của Quý khách hàng chính là công việc của chúng tôi”.
??Vinalaw luôn hoạt động với tôn chỉ đề cao pháp luật, uy tín, trung thực, bảo đảm lợi ích cao nhất của khách hàng trước pháp luật.
———————–
? Call: 028.629.119.20 (Liên hệ tư vấn miễn phí).
———————–
? Số 17 Trần Khánh Dư, Phường Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh.
? 𝑭𝒂𝒄𝒆𝒃𝒐𝒐𝒌: fb.com/Vinalaw.vn
? 𝑾𝒆𝒃𝒔𝒊𝒕𝒆: www.vinalaw.vn
? 𝑬𝒎𝒂𝒊𝒍: info@vinalaw.vn