Phán quyết số 25 - Tranh chấp trong hợp đồng hợp tác làm phim > CÔNG TY LUẬT HỢP DANH VIỆT NAM

Phán quyết số 25 – Tranh chấp trong hợp đồng hợp tác làm phim

Phán quyết số 25

Tranh chấp trong hợp đồng hợp tác làm phim

Các bên:

– Nguyên đơn  : Một công ty Hồng Lông – Macao

– Bị đơn           : Một cơ quan văn hoá nghệ thuật Trung Quốc

Các vấn đề được đề cập:

– Hợp đồng vô hiệu do chủ thể không có thẩm quyền và năng lực ký kết

– Nghĩa vụ thông báo và giảm thiểu thiệt hại

Tóm tắt vụ việc:

Nguyên đơn (Bên A) và Bị đơn (Bên B) ký một hợp đồng sản xuất phim tựa đề “Hai Dựng Fa Shi” ngày 13 tháng 4 năm 1985. Phần hợp đồng liên quan đến phương thức hợp tác giữa hai bên quy định Bên A chịu mọi chi phí cho việc làm phim với tổng dự toán khoảng 800.000 USD. Bên A chịu trách nhiệm cung cấp các thiết bị quay phim, xe thùng chở đạo cụ và mời một đạo diễn và một thợ chụp ảnh từ Hồng Kông và Macao. Bên B chịu trách nhiệm viết kịch bản, thuê đạo diễn, diễn viên và đoàn phục vụ làm phim, thuê địa điểm, xin cấp các loại giấy phép và hoàn thành mọi thủ tục cần thiết và những công việc hàng ngày khác.

Hợp đồng cũng quy định sau khi ký kết hợp đồng, Bên A phải chuyển 120.000 USD (bao gồm cả 50.000 USD tiền tạm ứng phải chuyển ngay trong ngày ký kết hợp đồng). Bên B phải xin được các giấy phép cần thiết của Chính quyền nhân dân tỉnh Hà Nam và Phòng tuyên truyền tỉnh Hà Nam và phải thực hiện tất cả các thủ tục để có được bảo lãnh của Ngân hàng Trung Quốc Chi nhánh tại Trịnh Châu trong vòng 15 ngày. Sau khi các thủ tục này hoàn thành, Bên A phải chuyển ngay khoản tiền 70.000 USD còn lại vào tài khoản của Bên B. Trong vòng năm ngày kể từ khi khởi quay (dự tính là vào tháng 5 năm 1985), Bên A phải chuyển 180.OOOUSD vào tài khoản của bên B. Phần đầu tư còn lại sẽ được thanh toán thành nhiều lần để bảo đảm cho các chi phí làm phim.

Ngày 13 tháng 4 năm 1985, ngày ký kết hợp đồng, Nguyên đơn đã chuyển cho Bị đơn 50.000 USD tiền tạm ứng thông qua Ngân hàng Ma cao Nan tong. Ngày 3 tháng 5 năm 1985, Bị đơn ký một văn bản với một công ty sản xuất phim Ơ Guangzhou để cùng sản xuất phim Hai Dựng Fa Khi. Ngày 8 tháng 5 năm 1985, Nguyên đơn nhận được từ Bị đơn văn bản trả lời cho phép công ty Hồng Kông – Ma Cao được vận chuyển các thiết bị để làm phim do Chính quyền nhân dân tỉnh Hà Nam cấp ngày 26 tháng 4 năm 1985, một bản hướng dẫn chấp thuận báo cáo của Cơ quan văn hoá và nghệ thuật và Công ty Hồng Kông – Ma Cao” do Phòng tuyên truyền tỉnh Hà Nam cấp và “Bảo lãnh không huỷ ngang cho Hợp đồng” số ZT 535406 do Ngân hàng Trung Quốc Chi nhánh tại Trịnh Châu cấp. Tuy nhiên, ngày cấp bảo lãnh lại là ngày 10 tháng 6 năm 1985. Ngày 31 tháng 7 năm 1985 Bị đơn gửi văn thư cho Nguyên đơn giục Nguyên đơn chuyển cho mình phần 70.000 USD còn lại trong khoản đầu tư đầu tiên 120.000 USD và nói rằng nếu Nguyên đơn không chuyển tiền trong vòng 10 ngày thì coi như đã vi phạm hợp đồng.

Nguyên đơn không trả lời việc này bằng văn bản. Ngày 4 tháng 10 năm 1985 Nguyên đơn và một công ty sản xuất phim ký một bản dự thảo với tên gọi “Các sửa đổi.đối với hợp đồng sản xuất phim màu màn ảnh rộng Hai Dựng Fa Shi- Dự án hợp tác giữa công ty Hồng Lông – Ma Cao và Cơ quan Văn hoá và Nghệ thuật”. Bản dự thảo này ghi rõ: Hợp đồng ký bởi các bên là vô hiệu và thay vào đó bộ phim được thực hiện giữa Nguyên đơn và công ty sản xuất phim; Công ty sản xuất phim chịu trách nhiệm xin tất cả các giấy phép và phê chuẩn và thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết và nộp báo cáo cho Bộ Tuyên truyền; Khoản tạm ứng 50.000 USD đã được chuyển cho Bị đơn sẽ  được chuyển lại cho công ty sản xuất phim, v.v…

Bản dự thảo cũng quy định dự thảo sẽ được chính thức ký kết khi đã xin được tất cả các giấy phép và đã thông qua tất cả các thủ tục cần thiết. Bản dự thảo sẽ tự động chấm dứt nếu không xin được tất cả các giấy phép và phê chuẩn cần thiết trong thời hạn hai tháng. Vì công ty sản xuất phim đã không xin được tất cả các giấy phép và phê chuẩn cần thiết nên sau đó bản dự thảo tự động chấm dứt. Ngày 7 tháng 8, ngày 8 tháng 9, ngày 27 tháng 9 và ngày 2 tháng 12 năm 1987 Nguyên đơn gửi Văn thư cho Bị đơn đòi hoàn trả 50.000 USD. Bị đơn không trả khoản tiền tạm ứng này. Do đó Nguyên đơn đã kiện ra Uỷ ban trọng tài. Nguyên đơn lý luận như sau:

1.Việc không thực hiện được hợp đồng là do Bị đơn không xin được các giấy phép và phê chuẩn cần thiết. Bản hướng dẫn mà Bị đơn cung cấp cho Nguyên đơn được cấp trước thời điểm ký kết hợp đồng. Đây rõ ràng là một sự giả mạo. Văn bản trả lời của Chính quyền nhân dân tỉnh Hà Nam chỉ cho phép công ty đưa các thiết bị ảnh liên quan vào Trung Quốc chứ không phải là giấy phép cho dự án liên doanh làm phim. Các giấy phép và phê chuẩn không phù hợp với các quy định của hợp đồng.

2. Hợp đồng đã vô hiệu và Bị đơn phải chịu trách nhiệm về việc này vì các nguyên nhân sau đây: Bị đơn là một doanh nghiệp thuộc sở hữu tập thể và, theo các luật và quy định của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và của Bộ Phát thanh, Truyền hình và Điện ảnh, Bị đơn không phải là chủ thể có năng lực ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài cho các dự án liên kết làm phim. Việc liên kết làm phim với Nguyên đơn vượt quá thẩm quyền của Bị đơn, vì vậy hợp đồng ký kết giữa các bên liên quan đến dự án liên doanh làm phim Hai Dựng Fa Shi là bất hợp pháp và vô hiệu.

3. Vì hợp đồng vô hiệu nên Bị đơn phải hoàn trả cho Nguyên đơn 50.000 USD tiền đặt cọc và, vì Uỷ ban Kế hoạch và Hội đồng Văn hoá của Thành phố Khai Phong đã bảo lãnh cho Bị đơn (theo ngoại tệ và Nhân dân tệ) nên họ phải chịu trách nhiệm chung và riêng rẽ trong việc này.

Do đó, Nguyên đơn yêu cầu Uỷ ban trọng tài ra phán quyết rằng:

– Hợp đồng ký kết giữa Nguyên đơn và Bị đơn là vô hiệu; Bị đơn phải hoàn trả cho Nguyên đơn 50.000 USD tiền tạm ứng cộng với tiền lãi tính từ ngày tạm ứng đến ngày nộp đơn khởi kiện.

– Phí trọng tài, phí luật sư và những thiệt hại khác về kinh tế sẽ do Bị đơn chịu.

Bị đơn giải trình như sau:

– Hợp đồng này có hiệu lực và trách nhiệm đối với việc không thực hiện hợp đồng gắn liền với việc vi phạm hợp  đồng của Nguyên đơn. Hợp đồng này là một thoả thuận bằng văn bản giữa các bên đạt được thông qua thương lượng và đáp ứng tất cả các yêu cầu của các luật liên quan. Vào thời điểm ký kết hợp đồng, có rất nhiều hợp đồng liên kết hợp tác giữa Trung Quốc với nước ngoài và không có quy định thống nhất về vấn đề này. Hợp đồng quy định một cách rõ ràng rằng Bị đơn sẽ được coi là đã hoàn thành các nghĩa vụ của mình nếu Bị đơn xin được các giấy phép của Chính quyền nhân dân tỉnh Hà Nam, Phòng Tuyên truyền tỉnh Hà Nam và bảo lãnh của Ngân hàng Trung Quốc Chi nhánh Trịnh Châu. Bị đơn đã có được các giấy tờ này và đã nhanh chóng chuyển cho Nguyên đơn. Theo hợp đồng, Nguyên đơn đáng lẽ phải tiếp tục chuyển tiền. Tuy nhiên, Nguyên đơn đã không chỉ liên tục trì hoãn việc chuyển tiền mà còn ký một văn bản dự thảo với công ty sản xuất phim để sửa đổi hợp đồng giữa Nguyên đơn và Bị ,đơn mà không có sự chấp thuận của Bị đơn. Hành vi này là một sự vi phạm hợp đồng.

– Thậm chí nếu hợp đồng vô hiệu thì trách nhiệm vẫn thuộc về Nguyên đơn. Vì hợp đồng được ký bởi cả hai bên nên suy ra là nếu hợp đồng vô hiệu thì cả hai bên cùng có lỗi. Tháng 10 tháng 1985 khi Nguyên đơn ký dự thảo với công ty sản xuất phim, rõ ràng Nguyên đơn đã biết là hợp đồng vô hiệu nhưng đã không thông báo gì cho Bị đơn. Tuy nhiên, cho đến thời điểm đó thì Bị đơn đã sử dụng hết số tiền tạm ứng 50.000 USD vào các hoạt động về ảnh, ngoài ra Bị đơn đã phải chi ra rất nhiều tiền của và công sức. Vì vậy Nguyên đơn phải chịu trách nhiệm chính cho các thiệt hại về kinh tế.

Vì vậy Bị đơn yêu cầu Uỷ ban trọng tài bác các yêu cầu của Nguyên đơn.

Phán quyết của trọng tài.

Mặc dù hợp đồng về dự án liên kết sản xuất phim Hai Dung Fa Khi đã được các bên chính thức ký kết và xác nhận ngày 14 tháng 4 năm 1985, hợp đồng này là vô hiệu vì Bên B (Bị đơn) không phải là chủ thể có thẩm quyền ký một hợp đồng với đối tác nước ngoài để làm phim và các nội dung của hợp đồng vượt quá thẩm quyền của Bị đơn, vi phạm các luật và quy chế liên quan của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Trách nhiệm chính trong việc hợp đồng vô hiệu thuộc về Bị đơn.

Tuy nhiên Nguyên đơn đã không kiểm tra cẩn thận năng lực pháp lý và thẩm quyền của Bị đơn trước khi ký kết hợp đồng, vì vậy Nguyên đơn cũng phải chịu trách nhiệm . cho sự không cẩn trọng của chính mình.

Ngày 4 tháng 10 năm 1985 khi Nguyên đơn ký một văn bản dự thảo với công ty sản xuất phim, Nguyên đơn đã biết rằng hợp đồng ký kết với Bị đơn là vô hiệu. Nguyên đơn đáng lẽ phải thông báo với Bị đơn về việc này để hạn chế thiệt hại. Chỉ đến tháng 11 năm 1988 Nguyên đơn mới yêu cầu luật sư của mình thông báo cho Bị đơn biết. Tuy nhiên, đến lúc này Bị đơn đã thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình và do đó phải chịu một số thiệt hại nhất định về kinh tế. Vì Nguyên đơn đã không thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế thiệt hại nên Nguyên đơn cũng phải chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật Trung Quốc.

Kết quả điều tra của Uỷ ban trọng tài cho thấy trong khoản tiền tạm ứng 50.OOOUSD (tương đương với 140.950rmb) mà Nguyên đơn đã chuyển cho Bị đơn, 98.000 Rmb đã được Bị đơn chi cho hệ thống thiết bị và các phụ liệu chụp ảnh ngày 4 tháng 4 năm 1986; 22.OOORMB đã được đại diện của Nguyên đơn lấy lại vào ngày 8 tháng 6 năm 1985 với lý do thù lao làm phim; và 20.950 Rmb còn lại cùng với mấy nghìn Rmb mà Bị đơn tự bỏ ra đã được sử dụng để chi cho các chi phí khác nhau trong quá trình chuẩn bị làm phim, bao gồm cả chi phí phòng Ơ và lương cho nhân viên. Như vậy, toàn bộ số tiền 50.000 USD tạm ứng mà Nguyên đơn giao cho Bị đơn đã được sử dụng hết. Việc điều tra của Uỷ ban trọng tài cũng cho thấy giấy bảo lãnh mà Ngân hàng Trung Quốc Chi nhánh Trịnh Châu cấp đã không có hiệu lực vì Nguyên đơn không chuyển khoản tiền thù lao 120.000 USD đầu tiên vào tài khoản của Ngân hàng Trung Quốc Chi nhánh Khai Phong. Giấy bảo lãnh do Uỷ ban Kế hoạch Khai Phong và Hội đồng Văn hoá Khai Phong cũng không có hiệu lực vì Nguyên đơn không chuyển 60.000 USD vào tài khoản của Uỷ ban Kế hoạch Khai Phong như yêu cầu của người bảo lãnh. Do đó, Nguyên đơn không thể đòi hỏi Uỷ ban Kế hoạch Khai Phong và Hội đồng Văn hoá Khai Phong chịu trách nhiệm chung trong việc hoàn lại tiền bằng ngoại tệ hay’nhân dân tệ. Do đó Uỷ ban trọng tài quyết định rằng những thiệt hại duy nhất mà Nguyên đơn có thể đòi trong trường hợp này là hệ thống thiết bị và phụ liệu ảnh DXC – M3PK mà Bị đơn sẽ phải hoàn lại cho Nguyên đơn. Uỷ ban trọng tài bác các yêu cầu còn lại.

Phán quyết: Uỷ ban trọng tài quyết định như sau:

Hợp đồng ký ngày 13 tháng 4 năm 1985 giữa các bên về dự án làm phim màn ảnh rộng là vô hiệu;

Trong vòng 60 ngày Bị đơn phải hoàn trả lại cho Nguyên đơn các thiết bị và phụ liệu ảnh DXC – M3PK mua ngày 2 tháng 4 năm 1986. Các chi phí đóng gói, vận chuyển và bảo hiểm cho việc trả lại thiết bị sẽ do Bị đơn chịu;

Bác các yêu cầu khác của Nguyên đơn; Phí trọng tài mỗi bên chịu một nửa.

>>>>>> Bài viết đáng quan tâm khác: Dịch vụ tư vấn thường xuyên được cung cấp bởi Vinalaw

——————–
𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒚 𝑳𝒖𝒂̣̂𝒕 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒅𝒂𝒏𝒉 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑵𝒂𝒎 (𝑽𝒊𝒏𝒂𝒍𝒂𝒘 𝑭𝒊𝒓𝒎)

Với slogan: “Là điểm tựa của niềm tin”

??Phương châm làm việc: “Đừng bận tâm vì các vấn đề pháp lý của Quý khách hàng chính là công việc của chúng tôi”.
??Vinalaw luôn hoạt động với tôn chỉ đề cao pháp luật, uy tín, trung thực, bảo đảm lợi ích cao nhất của khách hàng trước pháp luật.
———————–
? Call: 028.629.119.20 (Liên hệ tư vấn miễn phí).
———————–
? Số 17 Trần Khánh Dư, Phường Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh.
? 𝑭𝒂𝒄𝒆𝒃𝒐𝒐𝒌: fb.com/Vinalaw.vn
? 𝑾𝒆𝒃𝒔𝒊𝒕𝒆: www.vinalaw.vn
? 𝑬𝒎𝒂𝒊𝒍: info@vinalaw.vn