Phán quyết số 13 - Tranh chấp trong hợp đồng mua bán máy đóng gói > CÔNG TY LUẬT HỢP DANH VIỆT NAM

Phán quyết số 13 – Tranh chấp trong hợp đồng mua bán máy đóng gói

Phán quyết số 13

Tranh chấp trong hợp đồng mua bán máy đóng gói

Các bên:

– Nguyên đơn         : Người mua Trung Quốc

– Bị đơn                  : Người bán Hồng Kông

Các vấn đề được đề cập:

– Mua hàng tại triển lãm;

– Giao thiếu hàng và bất cẩn trong việc đóng gói hàng;

– Lắp đặt và sửa chữa máy;

Tóm tắt vụ việc:

Ngày 17 tháng 1 năm 1985 Nguyên đơn và Bị đơn ký hợp đồng số 5009 theo đó Bị đơn bán cho Nguyên đơn một máy đóng gói với giá 80.000 USD. Máy này sẽ được chuyển đến Vũ Hán theo hai đợt giao hàng. BỘ phận chính của máy được bán sau khi được trưng bày triển lãm tại Vũ Hán và được giao vào tháng 2 năm 1985. Đợt giao hàng thứ hai gồm các bộ phận phụ của máy sẽ được tiến hành vào ngày 15 tháng 4 năm 1985.

Sau khi hợp đồng được ký kết, Nguyên đơn đã phát hành thư tín dụng cho lần giao hàng đầu tiên trị giá 65.750 USD 94 Tranh chấp trong hợp đồng mua bán máy đóng gói theo đúng hợp đồng. Nguyên đơn đã giao chuyến hàng đầu tiên đúng thời hạn. Ngày 20 tháng 3 năm 1985 Cục Giám định Hàng hoá Xuất nhập khẩu Hồ Bắc, Trung Quốc, cấp chứng nhận giám định theo đó thùng hàng thì hoàn chỉnh, nhưng thiếu mất một gương kiểm tra vật liệu và hai thước nén lá nhôm. Ngoài ra, hai O cuốn hàn nóng bị han gỉ toàn bộ. Các bộ phận khác của máy cũng bị han gỉ một số phần. Trong thân máy có một vài giọt nước. Bản chứng nhận giám định cũng cho thấy đã giao thiếu một số bộ phận của máy. Gỉ sắt và nước trong máy là do không cẩn thận khi đóng thùng máy sau triển lãm.

Các bộ phận phụ của máy đóng gói được Bị đơn giao vào tháng 10 năm 1985, sáu tháng sau khi hợp đồng được ký kết. Ngày 28 tháng 3 năm 1985, căn cứ vào chứng nhận giám định của Cục Giám định Hàng hoá xuất nhập khẩu Hồ Bắc, Trung Quốc, Nguyên đơn gửi văn thư cho Bị đơn yêu cầu giao các bộ phận còn thiếu, đổi ống cuốn hàn nóng và bồi thường các thiệt hại về kinh tế. Sau đó Bị đơn giao gương kiểm tra vật liệu và gửi các kỹ sư đến nhà máy là khách hàng của Nguyên đơn để sửa chữa máy trong các ngày 23 và ngày 25 tháng 4 năm 1985. Sau khi lắp đặt xong, do còn thiếu một số bộ phận nên chỉ một phần của máy là có thể hoạt động được. Do có khiếm khuyết tại hai bộ phận là A5 và A6 nên toàn bộ máy không thể hoạt động bình thường.

Ngày 8 tháng 10 năm 1985, sau khi tất cả các bộ phấn đã được chuyển đến Vũ Hán, các bên đã ký một thoả thuận theo đó Bị đơn bảo đảm sẽ gửi kỹ sư đến nhà máy là khách hàng của Nguyên đơn để lắp đặt, sửa chữa máy và đào tạo công nhân. Tranh chấp trong hợp đồng mua bán máy đóng gói g5  80% giá bán sẽ được thanh toán cho Bị đơn sau khi đã trừ khoản tiền phạt do giao chậm và thiệt hại về kinh tế. Thoả thuận đã không được thực hiện đúng hạn do các bên có bất đồng quan điểm.

Sau khi đã trao đổi giữa các bên, Nguyên đơn trả 7.125USD, 50% trị giá lô hàng thứ hai cho Bị đơn ngày 24 tháng 2 năm 1986. Từ ngày 11 đến ngày 23 tháng 4 năm 1986, các kỹ sư của Bị đơn đã đến nhà máy là khách hàng của Nguyên đơn để sửa chữa lần thứ hai. Sau đó các bên ký một văn bản liên quan đến việc sửa chữa máy lần thứ hai, văn bản này ghi nhận rằng máy không thể hoạt động được do máy in, bộ phận chọn phế thải, O cuốn đồng bộ và nhiệt độ trước khi hoạt động không đạt tiêu chuẩn. Sau đó, Nguyên đơn thường xuyên liên hệ với Bị đơn nhưng không nhận được trả lời rõ ràng.

Ngày 15 tháng 11 năm 1986, Nguyên đơn khởi kiện ra trọng tài kiện Bị đơn không những vi phạm hợp đồng do giao hàng lần thứ hai chậm, giao hàng thiếu, máy bị han gỉ cũng như trì hoãn trong việc sửa chữa máy làm cho máy không thể hoạt động được sau hai lần sửa chữa. Vấn đề nghiêm trọng này cùng với thực trạng của máy khiến cho Nguyên đơn phải chịu tổn thất lớn về kinh tế. Do đó Nguyên đơn yêu cầu trả lại máy và các bộ phận phụ của máy cho Bị đơn và đòi Bị đơn hoàn trả 72.785 USD và lãi ngân hàng, bồi thường cho Nguyên đơn các thiệt hại do đóng thuế hải quan và thuế công thương hỗn hợp. Ngoài ra Nguyên đơn đòi Bị đơn phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và bồi thường tất cả các thiệt hại và các tổn thất kinh tế khác mà Nguyên đơn phải gánh chịu. Bị đơn giải trình như sau:

Yêu cầu của Nguyên đơn trả lại máy do máy có vấn đề nghiêm trọng là không thể chấp nhận được. Lần sửa máy đầu tiên vào tháng 4 năm 1985 chỉ mang tính sơ bộ vì các bộ phận phụ của máy chưa được khuyển đến. Vào giai đoạn đó máy vẫn hoạt động bình thường. Đến lần sửa máy cuối cùng vào ngày .25 tháng 4 năm 1985, vì điện áp không ổn định mà một bộ ổn  nhiệt bị cháy và gây ra sự cố cho bộ phận A5 và A6, do đó không thể sửa máy được. Bị đơn không cung cấp được cho Nguyên đơn các bộ phận còn thiếu do nhà máy ở Đức không cung cấp các bộ phận đó cho Bị đơn. Hai O cuốn hàn nóng không thể chỉnh đến độ thăng bằng thích hợp, và các kỹ sư của Bị đơn không quen với các khuôn đúc thay thế. Ngoài ra, nhà máy là khách hàng của Nguyên đơn đã từ chối không cho phép Bị đơn sửa máy.

Sau khi Bị đơn giao lô hàng thứ hai theo hợp đồng vào tháng 9 năm 1985, Nguyên đơn từ chối thanh toán tiền hàng cho Bị. đơn. Sau khi trao đổi, các bên chấp thuận là Bị đơn sẽ tiến hành sửa chữa vào tháng 4 tháng 1986 khi Nguyên đơn đã thanh toán một phần tiền hàng. Việc sửa chữa lần thứ hai không thực hiện được đúng thời hạn là do Nguyên đơn từ chối trả tiền hàng nên Nguyên đơn phải chịu trách nhiệm. Bị đơn không thể sửa chữa máy đến mức có thể hoạt động bình thường. Bị đơn chỉ yêu cầu Uỷ ban trọng tài ra một phán quyết tạm thời cho phép Bị đơn gửi các kỹ sư của mình đến nhà máy là khách hàng của Nguyên đơn trong thời gian nhanh nhất có thể để sửa chữa máy và yêu cầu nhà máy hợp tác với mình trong việc sửa chữa máy.

Theo yêu cầu của Bị đơn, Uỷ ban trọng tài ra một phán quyết tạm thời về việc tái sửa chữa máy đóng gói, để tránh tăng thiệt hại và đánh giá chất lượng và chức năng của máy. Bị đơn phải cử đến các kỹ sư có năng lực chuyên môn và đã tham gia khoá đào tạo đặc biệt ở Đức, cung cấp các bộ phận cần thiết cho nhà máy là khách hàng của Nguyên đơn hoàn thành việc tái sửa chữa máy đóng gói trước ngày 15 tháng 7 năm 1988 và đạt tiêu chuẩn chất lượng của máy xuất xưởng hoặc tiêu chuẩn khác do các bên thoả thuận. Khi việc sửa chữa hoàn thành, các bên phải trình một bản báo cáo chung về kết quả sửa chữa. Tuy nhiên, Bị đơn đã không cử kỹ sư đến nhà máy là khách hàng của Nguyên đơn cũng như không nộp báo cáo cho Uỷ ban trọng tài.

Phán quyết của trọng tài:

Chất lượng của máy đóng gói là đối tượng của tranh chấp và bản thân máy này đã được Bị đơn triển lãm tại Vũ Hán và Nguyên đơn cũng mua máy này tại triển lãm nên Uỷ ban trọng tài quyết định bác yêu cầu của Nguyên đơn đòi trả lại máy. Tuy nhiên, Bị đơn đã không đóng gói máy đúng quy cách làm một số bộ phận của máy bị han gỉ nghiêm trọng. Bị đơn cũng không giao các bộ phận còn thiếu và cũng không thành công trong việc sửa chữa máy mặc dù đã hai lần cử kỹ sư đến nhà máy là khách hàng của Nguyên đơn. Máy đóng gói không đạt các tiêu chuẩn dể đóng gói dược phẩm.

Theo yêu cầu của Bị đơn, Uỷ ban trọng tài đã ban hành một phán quyết tạm thời yêu cầu Bị đơn tái sửa chữa máy với các bộ phận phụ cần thiết, nhưng Bị đơn không cử bất kỳ kỹ sư nào đến nhà máy để sửa chữa cũng như không trình báo cáo về việc thi hành phán quyết của Uỷ ban trọng tài. Uỷ ban trọng tài đã gửi văn thư cho Bị đơn yêu cầu Bị đơn nộp báo cáo thi hành phán quyết Bị đơn đã không trả lời. Điều này cho thấy’ Bị đơn không hề có ý định tái sửa chữa máy phù hợp với các yêu cầu đóng gói dược phẩm, vì vậy Bị đơn phải chịu trách nhiệm về việc này. Từ các ý kiến và tình tiết ghi trong bản báo cáo kết quả sửa chữa lần hai do cả Nguyên đơn và Bị đơn ký ngày 23 tháng 04năm 1986 và trên cơ sở xem xét các thiệt hại mà Nguyên đơn phải chịu, Uỷ ban trọng tài quyết định rằng việc giảm 35% giá máy đóng gói là hợp lý. Bị đơn đã giao lô hàng thứ hai chậm 6 tháng nên bị phạt 5% trị giá sốhàng giao chậm theo các quy định của hợp đồng. Khoản tiền 7.125 USD mà Nguyên đơn chưa trả cho Bị đơn được khấu trừ vào khoản tiền mà Bị đơn phải bồi thường cho Nguyên đơn. Vì khoản tiền này đáng lý phải trả khi Bị đơn đã sửa được máy đến mức độ cần thiết và khi đã hết thời hạn bảo hành, nên không được tính lãi cho khoản tiền này.

Phán quyết:

Uỷ ban trọng tài quyết định như sau:

Giá của máy đóng gói theo Hợp đồng số 5009 ký kết giữa Nguyên đơn và Bị đơn phải được giảm xuống 35%, tức là 28.000 USD (80.000  USD x 35%) để giải quyết các nghĩa vụ theo hợp đồng giữa các bên. Bị đơn phải hoàn trả khoản tiền này cho Nguyên đơn cộng với tiền lãi tính từ ngày 4 tháng 4 năm 1986 đến ngày thanh toán thực tế với lãi suất là 8%/năm.

Bị đơn phải trả một khoản tiền phạt là 4.000 USD do giao chậm lô hàng thứ hai. Khoản tiền 7. 125USD Nguyên đơn chưa thanh toán cho Bị đơn sẽ được khấu trừ vào khoản tiền Bị đơn phải trả cho Nguyên đơn.

Bác các yêu cầu khác của Nguyên đơn. Phí trọng tài sẽ do cả hai bên chịu. Nguyên đơn chịu 20% và Bị đơn chịu 80% phí trọng tài. 

>>>>>> Bài viết đáng quan tâm khác: Dịch vụ tư vấn thường xuyên được cung cấp bởi Vinalaw

——————–
𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒚 𝑳𝒖𝒂̣̂𝒕 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒅𝒂𝒏𝒉 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑵𝒂𝒎 (𝑽𝒊𝒏𝒂𝒍𝒂𝒘 𝑭𝒊𝒓𝒎)

Với slogan: “Là điểm tựa của niềm tin”

??Phương châm làm việc: “Đừng bận tâm vì các vấn đề pháp lý của Quý khách hàng chính là công việc của chúng tôi”.
??Vinalaw luôn hoạt động với tôn chỉ đề cao pháp luật, uy tín, trung thực, bảo đảm lợi ích cao nhất của khách hàng trước pháp luật.
———————–
? Call: 028.629.119.20 (Liên hệ tư vấn miễn phí).
———————–
? Số 17 Trần Khánh Dư, Phường Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh.
? 𝑭𝒂𝒄𝒆𝒃𝒐𝒐𝒌: fb.com/Vinalaw.vn
? 𝑾𝒆𝒃𝒔𝒊𝒕𝒆: www.vinalaw.vn
? 𝑬𝒎𝒂𝒊𝒍: info@vinalaw.vn