Phán quyết số 27
Tranh chấp trong hợp đồng xây dựng
có bảo đảm thực hiện
Các bên:
– Nguyên đơn : Một ngân hàng Pháp
– Bị đơn : Một công ty Ma-rốc
Các vấn đề được đề cập:
– Bảo đảm thực hiện hợp đồng;
– Bảo đảm độc lập;
– Bảo đảm phụ thuộc;
– Giám định kỹ thuật;
Tóm tắt vụ việc:
Ngày 20 tháng 9 năm 1982 một công ty xây dựng Pháp đã ký hợp đồng với một công ty Ma-rốc theo đó công ty Pháp sẽ xây dựng một khu liên hợp tại Ma-rốc với tổng trị giá công trình là 211.200.000 Frăng Pháp (FF) và 60.264.000 Dirhams. Hợp đồng này có điều khoản chọn trọng tài ICC. Công ty xây dựng còn chấp nhận yêu cầu một Ngân hàng Pháp phát hành bảo đảm thực hiện hợp đồng với trị giá 20% tổng trị giá hợp đồng. Ngày 9 tháng 11 năm 1984, Ngân hàng Pháp, Nguyên đơn trong vụ việc này, đã phát hành một thư bảo đảm thực hiện với trị giá tối đa là 54.575.438,16 FF, tức là 20% trị giá hợp đồng. Ngân hàng tuyên bố trong giấy bảo đảm rằng:
Bằng việc khước từ quyền tranh luận và quyết định của mình, chúng tôi chấp nhận trả toàn bộ hoặc một phần trong khoản tiền nói trên trên cơ sở yêu cầu bằng văn bản của quý công ty (Bị đơn), kèm theo một bản báo cáo chuyên môn được lập bởi một chuyên gia của Trung tâm giám định kỹ thuật quốc tế của Phòng Thương mại Quốc tế .
Hai bên thoả thuận với nhau là khoản tiền bảo đảm sẽ giảm xuống tương ứng với tiến độ hoàn thành công trình. Theo văn thư ngày 9 tháng 11 năm 1984, mọi tranh chấp liên quan đến việc bảo đảm sẽ được đưa ra ICC.
Năm 1984, giữa nhà thầu Pháp và chủ dự án Ma-rốc đã xảy ra tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng và hai bên đã đưa tranh chấp này ra ICC giải quyết ngày 10 tháng 9 năm 1985. Tố tụng trọng tài giải quyết tranh chấp này vẫn chưa kết thúc. Ngày 10 tháng 10 năm 1985, công ty Ma-rốc yêu cầu Trung tâm giám định kỹ thuật quốc tế chỉ định một chuyên gia như yêu cầu trong thư bảo đảm của Ngân hàng Pháp. Ngày 12 tháng 11 năm 1985, Trung tâm đã chỉ định một chuyên gia người Thụy SY, và chuyên gia này đã trình báo cáo vào tháng 4 năm 1986 trong đó có nêu rõ phần công việc chưa thực hiện của nhà thầu Pháp tương ứng với khoản bảo đảm thực hiện là khoảng 16.902.000 FF và 13.076.000 Dirhams. Công ty Ma-rốc yêu cầu Ngân hàng Pháp trả khoản tiền mà chuyên gia đã ấn định. Nhưng Ngân hàng từ chối yêu cầu này và đã khởi kiện ra trọng tài ICC.
Ngân hàng Pháp lập luận rằng bảo đảm cấp cho công ty Ma-rốc chỉ là một bảo đảm phụ thuộc (phụ thuộc vào hợp đồng xây dựng) và do đó nó phụ thuộc vào kết quả của trọng tài trong tranh chấp giữa công ty Pháp và công ty Ma-rốc. Ngân hàng cũng cho rằng ngay cả nếu bảo đảm này là bảo đảm chứng từ chỉ dựa trên yêu cầu duy nhất là báo cáo giám định thì báo cáo này cũng không hợp pháp vì việc lập báo cáo có gian lận. Cuối cùng, Nguyên đơn cho rằng do có các khó khăn trong việc giải thích báo cáo, bảo đảm này không thể được tự động thanh toán.
Phía công ty Ma-rốc lại lập luận rằng báo cáo đã được lập theo đúng quy định và đáp ứng được các yêu cầu nêu trong thư bảo đảm, và rằng thư bảo đảm có giá trị độc lập. Công ty này cũng kiện lại đòi được thanh toán khoản tiền mà chuyên gia đã ấn định (16.902.OOO FF và khoản tiền tương đương với FF của 13.076.000 Dirhams), tiền lãi trên khoản tiền đó, phí trọng tài và phí cho báo cáo giám định và 1.500.000 FF để bù đắp cho các thiệt hại kinh tế đã phải gánh chịu.
Phán quyết của trọng tài:
A. Về đơn kiện chính:
1. Bảo đảm độc lập hay Bảo đảm phụ thuộc
Các thuật ngữ dùng trong thư bảo đảm không rõ ràng. Thực tế, một mặt Ngân hàng sử dụng cáo từ như bảo đảm thực hiện đúng của ngân hàng, bảo đảm liên đới, và khước từ quyền tranh luận và quyết định là đặc trưng của bảo đảm phụ thuộc. Mặt khác, Ngân hàng lại hứa sẽ thanh toán “trên cơ sở yêu cầu bằng văn bản của quý công ty (Bị đơn), kèm theo một báo cáo của chuyên gia”. Ngân hàng đưa ra ba điểm mà theo Ngân hàng thì có thể xác định tính chất phụ thuộc của bảo đảm đó. Thứ nhất, Ngân hàng viện dẫn rằng Ngân hàng đã hứa sẽ trả “toàn bộ hoặc một 186 Tranh chấp trong hợp đồng xây dựng có bảo đảm thực hiện phần” khoản tiền nêu trong thư bảo đảm vì việc trả này phụ thuộc vào việc thanh toán khoản tiền chính mà công ty xây dựng có thể phải trả. Thứ hai, trị giá của bảo đảm này sẽ giảm tương ứng với tiến độ hoàn thành công trình.
Và thứ ba, Ngân hàng cho rằng sự tồn tại của một điều khoản trọng tài nhằm. giải quyết những khó khăn trong việc giải thích và thực hiện bảo đảm cho thấy bản thân bảo đảm đó không thể thực hiện một cách tự động được. . Tuy nhiên, theo Ủy ban trọng tài ba chi tiết này không đủ để xác định tính phụ thuộc hay tính độc lập của bảo đảm. Về điểm thứ nhất, hứa trả toàn bộ hay một phần là xuất phát từ thực tế công ty Ma-róc có thể yêu cầu một khoản tiền nhỏ hơn tổng trị giá khoản bảo đảm.
Về điểm thứ hai, việc trị giá bảo đảm giảm tương ứng với tiến độ hoàn thành công việc hoàn toàn không có mối liên hệ gì với tính độc lập hay phụ thuộc của bảo đảm. Về điểm thứ ba, việc đưa một điều khoản trọng tài vào hợp đồng để giải quyết các khó khăn trong việc giải thích hay thực hiện bảo đảm không có nghĩa là bảo đảm đó không độc lập.
Ngược lại, nếu như hiệu lực của bảo đảm phụ thuộc vào kết quả trọng tài giữa công ty Ma-rốc và công ty Pháp thì đã không phải quy định cho nó một thủ tục trọng tài riêng. Việc trị giá bảo đảm giảm tương ứng với tiến độ hoàn thành công việc cũng đủ để có thể làm phát sinh những khó khăn cần đến trọng tài. Mặt khác, có một số thuật ngữ sử dụng trong bảo đảm lại thể hiện tính độc lập của bảo đảm này như hứa trả “trên cơ sở yêu cầu Như vậy, trong trường hợp này người ta thấy có sự mâu thuẫn giữa các từ ” bảo đảm hoàn thành” và “bảo đảm liên đới” với hứa trả “trên cơ sở yêu cầu’.
Ủy ban trọng tài, do đó, buộc phải lựa chọn giữa các từ ngữ mâu thuẫn này. Tranh chấp trong hợp đồng xây dựng có bảo đảm thực hiện 187. Sau khi xem xét, Ủy ban trọng tài cho rằng đây là một bảo đảm ngân hàng dạng chứng từ, độc lập với nghĩa vụ chính và chỉ phụ thuộc vào yêu cầu xuất trình tài liệu. Thực tế, khi từ chối trả tiền vào ngày 2 tháng 5 năm 1986, Ngân hàng đã không nêu lý do là các nghĩa vụ của mình phụ thuộc vào kết quả giải quyết tranh .chấp giữa công ty Ma-rốc và công ty Pháp mà chỉ khẳng định rằng bảo đảm này “không thể thực hiện được”.
Quyết định này của trọng tài căn cứ vào một số chi tiết sau đây:
Nếu đây không phải là một bảo đảm độc lập (tức là Ngân hàng chỉ bị ràng buộc với bảo đảm này sau khi tranh chấp giữa công ty Ma-rốc và công ty xây dựng Pháp đã được giải quyết) thì không thể giải thích tại sao lại có yêu cầu công ty Ma-rốc trình một báo cáo của chuyên gia để được nhận tiền bảo đảm từ phía Ngân hàng. Yêu cầu về bản báo cáo thực chất để tránh các yêu cầu đòi thanh toán bảo đảm vô căn cứ, chứ không đơn thuần chỉ là một bằng chứng “chính xác” về thiệt hại của công ty Ma-rốc mà Ngân hàng lập luận.
Thực tế, sự không rõ ràng trong các thuật ngữ được sử dụng cũng xuất phát từ thực tế đây là một giải pháp thoả hiệp giữa:
Một bảo đảm phụ thuộc theo nghĩa hẹp mà Ngân hàng đã gợi ý trong văn thư đề ngày 10 tháng 10 năm 1984; phương thức này đã bị loại bỏ.
Một bảo đảm độc lập theo gợi ý đầu tiên của Công ty Ma rốc; phương thức này cũng bị loại bỏ. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn tiếp tục sử dụng thuật ngữ bảo đảm phụ thuộc (cautiơn/surety) theo nghĩa thông thường của thuật ngữ này, tức là cùng nghĩa với thuật ngữ bảo đảm 188 Tranh chấp trong hợp đồng xây dựng có bảo đảm thực hiện (guarantee) theo nghĩa rộng, chứ không phải là theo nghĩa pháp lý đặc trưng của nó. Do đó, Ngân hàng không thể lập luận rằng văn thư ngày 9 tháng 11 năm 1984 đã thiết lập một bảo đảm phụ thuộc.
Ủy ban trọng tài, cho rằng Ngân hàng trong trường hợp này đã lập một bảo đảm chứng từ cho công ty Ma-rốc hưởng lợi đã quyết định rằng báo cáo do chuyên gia Thụy SY lập là điều kiện cần và đủ, do chính Ngân hàng đặt ra, để thực hiện bảo đảm.
2. Về vấn đề gian lận trong việc lập báo cáo:
Báo cáo giám định không hề nhằm tạo điều kiện thuận lợi hay thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp giữa công ty Ma-rốc và công ty Pháp; báo cáo này là nhằm tránh những yêu cầu trả tiền không có căn cứ của công ty Ma-rốc, thông qua việc nhờ một chuyên gia có thẩm quyền và trung lập xác định trị giá yêu cầu của công ty Ma-rốc đối với Ngân hàng Pháp, và dẫn tới việc thanh toán tự động khoản bảo đảm. Báo cáo này không có mối liên hệ pháp lý với tố tụng trọng tài liên quan đến công ty xây dựng Pháp. Chuyên gia đã được chỉ định theo các yêu cầu trong thư bảo đảm và theo các quy tắc về giám định kỹ thuật nêu trong thư đó. Hơn nữa, không chỉ Ngân hàng mà cả công ty xây dựng Pháp đều được thông báo về việc chỉ định chuyên gia đó, chuyên gia này cũng đã đến gặp và nghe họ trình bày, đã đi thăm công trình thực địa và, theo yêu cầu của công ty Pháp, đã đến thăm một nơi khác tương tự. Vì thế trong việc lập báo cáo này không có gì là bất bình thường hay gian lận như đã từng thấy trong các vụ việc có liên quan đến bảo đảm ngân hàng.
Vì vậy báo cáo này được chấp nhận. Tranh chấp trong hợp đồng xây dựng có bảo đảm thực hiện 189.
3. Về vấn đề liệu các khó nhăn trong việc giải thích báo cáo có làm cho bảo đảm trở thành không thể thựchiện được hay không.
Đây là lý do chính để Ngân hàng từ chối trả tiền bảo đảm với lập luận rằng những nhận xét của chuyên gia là không chính xác và rằng chuyên gia đã có sai lầm nghiêm trọng trong việc giải thích các điều khoản của hợp đồng, và rằng các kết luận trong báo cáo của chuyên gia chỉ mang tính giả thiết. Trong vấn đề này cần xem lại những phân tích về bản chất của bảo đảm. Về mặt nguyên tắc, việc trình một báo cáo được lập bởi một chuyên gia được chỉ định theo đúng thoả thuận của các bên phải được coi là đủ để thực thi một bảo đảm của ngân hàng, dĩ nhiên với điều kiện là các kết luận của chuyên gia không trái với các viện dẫn của công ty Ma-rốc. Nếu chuyên gia kết luận là không tồn tại quyền được hoàn trả thì yêu cầu của công ty Ma-rốc cũng không thể được đáp ứng. Ngược lại, sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng, chuyên gia đã xác định chính xác trị giá các yêu cầu của công ty Ma-rốc, và công ty Ma-rốc đã nêu khoản tiền này trong yêu cầu của mình.
Hơn nữa, kết luận mà chuyên gia đưa ra trong trường hợp này không phải là các giả thiết; chuyên gia đã phân loại các đánh giá và nhận xét thành ba loại khác nhau và cũng nhấn mạnh rằng các đánh giá của mình có thể thay đổi nếu tình hình thay đổi. Vì vậy, báo cáo của chuyên gia là hoàn toàn rõ ràng và minh bạch, các kết luận trong đó không hề mang tính giả thiết như lập luận của Nguyên đơn.
B. Về đơn kiện lại:
Từ các phân tích nêu trên có thể thấy Bị đơn, công ty Ma-rốc, có quyền yêu cầu thực hiện bảo đảm. Ngoài ra, Nguyên đơn, Ngân hàng Pháp, phải bồi thường cho Bị đơn những thiệt hại phát sinh trực tiếp từ việc từ chối không thực hiện bảo đảm. Về vấn đề này, Bị đơn đã có lý khi yêu cầu các khoản tiền sau đây ngoài khoản tiền do chuyên gia xác định:
Tiền lãi trên số tiền nêu trên, bắt đầu tính từ ngày có thông báo yêu cầu trả tiền bảo đảm chính thức với lãi suất 9,5%/năm theo quy định của luật Pháp, luật áp dụng cho hợp đồng. Tiền bồi thường cho những thiệt hại vật chất mà Bị đơn phải chịu, hệ quả của cùng nguyên nhân, độc lập với việc trì hoãn thực hiện khoản bảo đảm. Ủy ban trọng tài xác định tổng số tiền thiệt hại phát sinh là 1 300.000 FF.
Bị đơn không có cơ sở để yêu cầu Nguyên đơn thanh toán các chi phí cho báo cáo giám định bởi chính Bị đơn phải chịu chi phí này nếu Bị đơn muốn được trả bảo hiểm. Về phí trọng tài (phí hành chính cho ICC và thù lao cho các trọng tài viên), Ủy ban trọng tài xác định các chi phí này sẽ được thanh toán theo tỷ lệ sau đây: Ngân hàng Pháp, Nguyên đơn chịu ¾ Công ty Ma-rốc, Bị đơn chịu 1/4.
>>>>>> Bài viết đáng quan tâm khác: Dịch vụ tư vấn thường xuyên được cung cấp bởi Vinalaw
Với slogan: “Là điểm tựa của niềm tin”