Phán quyết số 31 - Tranh chấp trong hợp đồng thuê tàu liên quan đến việc gia hạn dỡ hàng > CÔNG TY LUẬT HỢP DANH VIỆT NAM

Phán quyết số 31 – Tranh chấp trong hợp đồng thuê tàu liên quan đến việc gia hạn dỡ hàng

Phán quyết số 31

Tranh chấp trong hợp đồng thuê tàu liên quan đến việc gia hạn dỡ hàng

Các bên:

– Nguyên đơn    : Công ty vận tải hàng hải

– Bị đơn             : Chủ hàng

Các vấn dề được đề cập:

– Hợp đồng thuê tàu chuyến;

– Thời hạn dỡ hàng/ Thời hạn gia hạn dỡ hàng;

– Điều khoản lõng hàng;

– Các khiếu kiện về việc thực hiện hợp đồng;

– Bảo đảm bơm nước dằn tàu;

Tóm tắt vụ việc:

Ngày 27 tháng 5 năm 1983, Nguyên đơn, chủ sở hữu tàu, ký với Bị đơn, bên thuê tàu, một hợp đồng thuê tàu chuyến theo nẫu Asbatankvoy chở tối thiểu 117.000 tấn dầu thô từ Ecuador lên bờ biển phía tây nước Mỹ. Tàu đã nhận 111. 500 tấn dầu thô tại Ba lao, Ecuador và đi tên Vịnh Mỹ  gày 24 tháng 6 năm 1983. Bị đơn chỉ thị tàu phải õng hàng cho nhẹ bớt tại khu  vực thả neo phục vụ dỡ hàng uống sà lan ở South West Pass, sông Missisippi để có thể vào 208 Tranh chấp trong hợp đồng thuê tàu liên quan đến việc gia hạn dỡ hàng được bến cuối là Capline Terminal, St James, Louisiana với mớn nước quy định là 38 feet. Tàu đến khu vực thả neo dỡ hàng ngày 28 tháng 7 năm 1983, sau khi dỡ 43.000 tấn dầu thô xuống sà lan Freeport Chief đêm ngày 29 tháng 7 năm 1983 tàu tiếp tục hành trình đến Capline Terminal. Sáng ngày 30 tháng 7 năm 1983, tàu phải thả neo tại Dockside Anchorage theo lệnh cấm qua lại của Cảnh sát biển Hoa Kỳ do có một tàu khác bị mắc cạn trong kênh đào gần Beltmont Crossing. Sáng ngày 31 tháng 7 năm 1983 tàu tiếp tục đi đến Capline Terminal nhưng một lần nữa bị buộc phải dừng lại vì các lệnh cấm ở Beltmont Crossing do cùng nguyên nhân nêu trên.

Cuối cùng tàu đến Capline Terminal ngày 1 tháng 8 năm 1983, bắt đầu dỡ 68.500 tấn dầu thô còn lại trên tàu từ 23h30 cùng ngày. Việc dỡ hàng hoàn thành vào 14h05 ngày 3 tháng 8 năm 1983 và tàu rời bến lúc 22h30 ngày 3 tháng 8 năm 1983 sau khi đã bơm nước dằn tàu.

Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn trả 53.250 USD tiền bồi thường do tàu bị lưu giữ quá thời hạn (thời gian gia hạn dỡ hàng) còn Bị đơn thì cho rằng Bị đơn không chịu bất kỳ trách nhiệm gì cho thời gian dỡ hàng chậm này. Tranh chấp xoay quanh câu hỏi khoảng thời gian tàu bị chậm lại trên đường đến nơi dỡ hàng và thời gian tàu bơm nước ở Capline Terminal, St James có được tính vào thời gian dỡ hàng chậm hay không.

Phán quyết của trọng tài:

Các bên đều đồng ý rằng khoảng thời gian quy định cho việc dỡ hàng đã hết khi tàu ở khu thả neo để dỡ hàng xuống sà lan, và từ sau đó là thời gian gia hạn dỡ hàng của tàu. Nguyên đơn cho rằng toàn bộ thời gian sau đó cho đến khi tàu hoàn thành việc dỡ hàng tại Capìine Terminal, bao gồm cả thời gian tàu di chuyển từ khu thả neo dỡ hàng xuống sà lan đến nơi dỡ hàng cuối cùng, phải được tính là thời gian gia hạn dỡ hàng. Lập luận mà Nguyên đơn đưa ra là trong trường hợp này học thuyết “một khi đã bị phạt vì dỡ hàng chậm thì mọi khoảng thời gian sau đó đều được tính vào thời gian dỡ hàng chậm” (once on demurrage always on demurrage) phải được áp dụng vì ở đây không hề có một loại trừ rõ ràng nào trong việc tính thời hạn dỡ hàng. Nguyên đơn cho rằng các quy định tại Điều khoản số 6, Điều khoản về Thông báo Sẵn sàng chỉ cho phép có các loại trừ đối với thời gian dỡ hàng đã thoả thuận chứ không áp dụng đối với thời gian gia hạn dỡ hàng.

Trong khi đó Bị đơn lập luận rằng mặc dù câu cuối cùng của Điều khoản số 6 trong Hợp đồng chỉ quy định các trường hợp loại trừ trong việc tính thời gian dỡ hàng nhưng việc đưa vào Hợp đồng thuê tàu Điều khoản Arco – Lõng hàng (Arco Lighterage Clause) đã mở rộng phạm vi áp dụng các loại trừ này cho việc tính toán thời gian dỡ hàng và/hoặc thời gian gia hạn dỡ hàng trong trường hợp trước khi dỡ hàng chính thức có thực hiện việc dỡ hàng xuống sà lan cho nhẹ bớt tàu. Điều khoản Treo- Lõng hàng quy định thời gian tàu di chuyển không được tính vào thời gian dỡ hàng hay thời gian gia hạn dỡ hàng (nếu được gia hạn thời gian dỡ hàng). Về phần tranh chấp liên quan tới thời gian tàu bơm nước dằn tàu, Nguyên đơn bác bỏ lập luận của Bị đơn cho rằng tàu không có khả năng duy trì lan can tàu ở mức loopsi hoặc không có khả năng dỡ toàn bộ số hàng trong vòng 24 tiếng. Nguyên đơn cho rằng cột cầu cảng không đủ khả năng để đáp ứng yêu cầu của tàu. Bị đơn đã trừ đi 22 giờ 11 phút trong khoảng thời gian gia hạn dỡ hàng do tàu không bảo đảm được khả năng về nước dằn tàu. Báo cáo cho thấy trên thực tế tàu mất tổng cộng 55 giờ 45 phút để dỡ hàng ở khu thả neo và tại bến cuối và trong thời gian dỡ hàng ở Capline Terminal, áp lực bơm của tàu chưa bao giờ vượt quá 70psi và thường là ở mức thấp hơn.

Ý kiến của đa số trọng tài viên cho rằng yêu cầu của Nguyên đơn về tiền bồi thường thời gian gia hạn dỡ hàng là không thể chấp nhận được. Ủy ban trọng tài kết luận thời gian tàu di chuyển không được tính vào thời gian dùng để dỡ hàng ngay cả khi tàu đang trong thời gian gia hạn dỡ hàng. Ủy ban trọng tài nhấn mạnh rằng thời gian di chuyển tàu không thể được tính vào thời gian dỡ hàng cũng như thời gian gia hạn dỡ hàng và hoạt động dỡ hàng xuống sà lan trong vụ việc này là một phần và có liên quan trực tiếp đến việc tàu ghé vào St James theo các chỉ thị về dỡ hàng của Bị đơn. Những cản trở khiến tàu bị chậm trễ khi di chuyển từ khu thả neo đến nơi dỡ hàng chính thức là một sự kiện nhất thời, không thể dự tính trước và đã được sửa chữa nhanh chóng.

Ủy ban trọng tài cho rằng không thể chứng minh được là Bị đơn đã không ấn định một địa điểm dỡ hàng an toàn và có thể ra vào được, mặc dù để đến được địa điểm này tàu cũng gặp phải một vài khó khăn. Rõ ràng là tàu dỡ hàng xuống sà lan với nhận thức đầy đủ là sau đó tàu phải tiếp tục đến St James để dỡ hàng tại Capline. Do đó, khi Bị đơn đưa ra các yêu cầu về dỡ hàng ngày 25 tháng 7 năm 1983, nơi dỡ hàng ở Capline hoàn toàn có thể ra vào được và lúc đó không có con tàu nào bị mắc cạn ở Belmont Crossing.

Về khiếu nại của Bị đơn rằng tàu không đáp ứng bảo đảm DƯỢC dằn tàu theo hợp đồng vận chuyển, Ủy ban trọng tài cho rằng Nguyên đơn có trách nhiệm phải chứng minh rằng tàu đạt được mức 100 psi tại-lan can. Thực tế Nguyên đơn đã không chứng minh được điều này.

Từ các lập luận nêu trên, Ủy ban trọng tài bác yêu cầu của Nguyên đơn đòi bồi thường do tàu bị lưu giữ quá hạn.

Ý kiến bảo lưu:

Một thành viên của Ủy ban trọng tài có ý kiến bảo lưu cho rằng: “Học thuyết một khi đã bị phạt vì dỡ hàng chậm thì mọi khoảng thời gian sau đó đều được tính vào thời gian dỡ hàng chậm ” được áp dụng rất rộng rãi và nó rất có ý nghĩa trong thương mại. Các khấu trừ đối với thời gian gia hạn dỡ hàng chỉ có thể thực hiện khi được nêu rõ trong hợp đồng vận chuyển và vì trong vụ việc này, đối tượng khấu trừ duy nhất có thể được chấp nhận, tức khoảng thời gian từ khi dỡ hàng xuống sà lan cho đến khi đến cảng dỡ hàng theo quy định, không được quy định trong hợp đồng nên lập luận của Nguyên đơn là có thể chấp nhận được”.

Theo trọng tài viên này, trong vụ việc này thậm chí cũng không cần phải dựa trên họe thuyết này mà chỉ cần dựa trên các chứng cứ mà Bị đơn trình cũng có thể bác bỏ lập luận của Bị đơn. Trọng tài viên này cho rằng quyết định của Bị đơn chỉ dẫn tàu đi vào Capline với mớn nước 38 feet là một vi phạm đối với Điều khoản Arco – Lõng hàng và do đó Bị đơn phải chịu trách nhiệm cho những trì hoãn trên đường đi. Theo trọng tài viên này thì Ủy ban trọng tài đáng lẽ phải thấy rằng Bị đơn có nghĩa vụ giảm mức mớn nước quy định để tàu có thể cập cảng ở Si Jạmes hoặc phải chỉ định một cảng và địa điểm dỡ hàng khác mà tàu có thể cập vào với mức mớn nước của mình. 212 Tranh chấp trong hợp đồng thuê tàu liên quan đến việc gia hạn dỡ hàng Về thời gian bơm nước dằn tàu, trọng tài viên này hoàn toàn không đồng ý với quan điểm cho rằng việc bảo đảm khả năng của tàu là một bảo đảm thực hiện tuyệt đối và theo ông thì bảo đảm này không bao giờ áp dụng cho việc vận chuyển đường biển liên hợp và dỡ hàng tại địa điểm lựa chọn.

Theo trọng tài viên này Nguyên đơn phải được hưởng tiền bồi thường cho thời gian gia hạn dỡ hàng là 87.175 USD.

>>>>>> Bài viết đáng quan tâm khác: Dịch vụ tư vấn thường xuyên được cung cấp bởi Vinalaw

——————–
𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒚 𝑳𝒖𝒂̣̂𝒕 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒅𝒂𝒏𝒉 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑵𝒂𝒎 (𝑽𝒊𝒏𝒂𝒍𝒂𝒘 𝑭𝒊𝒓𝒎)

Với slogan: “Là điểm tựa của niềm tin”

??Phương châm làm việc: “Đừng bận tâm vì các vấn đề pháp lý của Quý khách hàng chính là công việc của chúng tôi”.
??Vinalaw luôn hoạt động với tôn chỉ đề cao pháp luật, uy tín, trung thực, bảo đảm lợi ích cao nhất của khách hàng trước pháp luật.
———————–
? Call: 028.629.119.20 (Liên hệ tư vấn miễn phí).
———————–
? Số 17 Trần Khánh Dư, Phường Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh.
? 𝑭𝒂𝒄𝒆𝒃𝒐𝒐𝒌: fb.com/Vinalaw.vn
? 𝑾𝒆𝒃𝒔𝒊𝒕𝒆: www.vinalaw.vn
? 𝑬𝒎𝒂𝒊𝒍: info@vinalaw.vn