Phán quyết số 43 - Tranh chấp trong hợp đồng phân phối thiết bị > CÔNG TY LUẬT HỢP DANH VIỆT NAM

Phán quyết số 43 – Tranh chấp trong hợp đồng phân phối thiết bị

Phán quyết số 43

Tranh chấp trong hợp đồng phân phối thiết bị

Các bên:

– Nguyên đơn               : Nhà xuất khẩu Mỹ

– Bị đơn                       : Nhà phân phối ác-hen-ti-na

Các vấn đề được đề cập:

– Hợp đồng phân phối hàng hoá;

– Phán quyết từng phần;

– Chọn luật thực chất;

– Hợp đồng không đàm phán (adhesion contract);

– Chấm dứt hợp đồng;

– Rút lại quyết định chấm dứt hợp đồng;

– Quan hệ trước khi ký kết hợp đồng;

– Giảm thiểu thiệt hại;

Tóm tắt vụ việc:

Trong Hợp đồng phân phôi hàng hoá quốc tế (sau đây gọi là Hợp đồng) ký ngày 8 tháng 8 năm 1979, Nguyên đơn đã chỉ định Bị đơn làm nhà phân phối thiết bị của mình ở ác-hen-ti-na. Điều 15 của Hợp đồng quy định khi có tranh chấp hoặc bất đồng xảy ra giữa các bên mà không thể dàn xếp thông qua thương lượng thì các bên sẽ đưa ra trọng tài theo các quy tắc của Phòng thương mại quốc tế (ICC). Nơi xét xử trọng tài (như đã sửa đổi ngày 31 tháng 8 năm 1979) là Trinidad và Tobago, West Indies . Hợp đồng sẽ tự động chấm dứt sau hai năm nhưng có thể gia hạn Hợp đồng bằng một văn bản thoả thuận giữa hai bên. Hợp đồng đã hết hạn vào ngày 8 tháng 8 năm 1981.Tuy nhiên, Nguyên đơn và Bị đơn đã ký các thoả thuận gia hạn hợp đồng ngắn hạn và vì vậy, cả hai bên tiếp tục thực hiện Hợp đồng.

Ngày 9 tháng 3 năm 1983, Nguyên đơn đã thông báo cho Bị đơn là Nguyên đơn đang trong quá trình soạn thảo một Hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế mới và chỉ còn vài tháng nữa Hợp đồng mới này sẽ hoàn thành. Do đó, Nguyên đơn quyết định gia hạn Hợp đồng đang thực hiện thêm hai tháng tính từ thời điểm Nguyên đơn đưa Hợp đồng mới cho Bị đơn để Bị đơn có đủ thời gian để xem xét Hợp đồng mới này. Nhưng sau đó Nguyên đơn đã không gửi bản hợp đồng mới này. Trong thời gian này ở ác-hen-ti-na, sau cuộc tuyển cử, một đảng chính trị khác lên nắm quyền. Chính phủ mới dự định sẽ ban hành các chính sách hoàn toàn mới liên quan đến tỷ lệ nội địa hoá của hàng hoá. Vì vậy, Nguyên đơn và Bị dợn đã tiến hành một số cuộc thương lượng về vấn đề này và đây dần dần trở thành vấn đề chính đối với Nguyên đơn. Tháng 11 năm 1983, Nguyên đơn nhận thấy các quy định thương mại đối với hoạt động của Nguyên đơn ở ác-hen-ti-na đã thay đổi và buộc Nguyên đơn phải có sản xuất thực tế ở ác-hen-ti-na. Vì vậy, Nguyên đơn muốn chỉ định một công ty khác làm đối tác và nhà phân phối.

Ngày 2 tháng 12 năm 1983, Nguyên đơn đã gửi telex cho Bị đơn chính thức thông báo từ ngày 1 tháng 2 năm 1984 kết thúc bản hợp đồng đã được gia hạn liên tiếp. Cũng trong bản telex đó, Nguyên đơn đã thông báo cho Bị đơn là Nguyên đơn sẽ chọn một công ty ác-hen-ti-na khác làm nhà phân phối.

Bị đơn phản đối bản telex của Nguyên đơn và thông báo cho Nguyên đơn nếu Nguyên đơn đdn phương chấm dứt hợp đồng, Bị đơn sẽ kiện ra toà án của ác-hen-ti-na. Nguyên đơn đề nghị nên cố gắng đàm phán và giải quyết một cách hữu nghị những thay đổi trong quan hệ thương mại giữa hai bên, đồng thời yêu cầu Bị đơn đến California để làm việc với Nguyên đơn. Sau đó, ngày 11 tháng 1 năm 1984 Nguyên đơn gửi một bản telex cho Bị đơn để huỷ bỏ bản telex thông báo chấm dứt hợp đồng ngày 2 tháng 12 năm 1983 nhằm “tạo điều kiện cho hai công ty đàm phán một bản hợp đồng liên quan đến việc tiếp tục các hoạt động của Nguyên đơn ở Ác- hen-ti-na”. Tháng 2 năm 1984, Nguyên đơn và Bị đơn đã gặp nhau tại California, nhưng không giải quyết được bất đồng giữa hai bên.

Hai bên đã tiến hành một loạt các cuộc gặp, trao đổi qua thư và telex sau đó. Nhiều cách giải quyết đã được đưa ra nhằm rút dần các hoạt động hiện tại của Nguyên đơn ở ác-hen-ti-na, nhưng Bị đơn đã bác các đề nghị của Nguyên đơn và yêu cầu bồi thường do Nguyên đơn đã đơn phương vi phạm Hợp đồng. Trong bản telex ngày 29 tháng 8 năm 1984, Nguyên đơn chính thức đề nghị gia hạn Hợp đồng thêm hai năm với các điều khoản và điều kiện tương tự như bản Hợp đồng gốc kể từ ngày Bị đơn chấp thuận sự gia hạn. Nhưng trong bản telex ngày 4 tháng 4 năm 1984, Bị đơn đã bác đề nghị của Nguyên đơn và cho rằng Nguyên đơn đã tự ý chấm dứt quan hệ giữa hai bên vào ngày 2 tháng 12 năm 1983. Tranh chấp trong hợp đồng phân phối thiết bị Ngày 16 tháng 5 năm 1984, Bị đơn đã ký hợp đồng phân phối độc quyền với một công ty Pháp, đối thủ cạnh tranh cửa Nguyên đơn. Về phần mình, Nguyên đơn đã ký hợp đồng phân phối độc quyền với một công ty ác-hen-ti-na khác vào tháng 4 năm 1985.

Tháng 8 năm 1984, Nguyên đơn khởi kiện ra trọng tài ICC và muốn có một phán quyết trọng tài “tuyên bố Hợp đồng đã được chấm dứt hợp lệ” và thấm Bị đơn khởi kiện Nguyên đơn ở ác-hen-ti-na”.

Bị đơn đã kiện lại đòi bồi thường thiệt hại 19.000.000 USD liên quan đến các thiệt hại về:

– Dự trữ phụ tùng thiết bị

– Thiết bị thuộc sở hữu của Bị đơn và thiết bị cho người khác thuê

– Các hợp đồng cho thuê thiết bị

– Hợp đồng bảo dưỡng thiết bị

– Tổn thất liên quan đến việc bán phụ tùng nâng cấp thiết bị đã được lắp đặt

– Tổn thất hợp đồng trong quá trình thực hiện

– Lợi nhuận bị giảm do mất thị phần trong tương lai

– Chi phí đi lại

Ngày 26 tháng 11 năm 1985, các bên và các trọng tài viên đã ký Văn bản về thẩm quyền của trọng tài. Các vấn đề sẽ được giải quyết bằng trọng tài là:

Khiếu kiện của Nguyên đơn:

(1) – Bản telex Nguyên đơn gửi cho Bị đơn ngày 2 tháng 12 năm 1983 trong đó Nguyên đơn thông báo cho Bị đơn ý định (hoặc quyết định) chấm dứt Hợp đồng từ ngày 1 tháng 2 năm 1984 có phải là chấm dứt bất hợp pháp (vi phạm nghiêm trọng) Hợp đồng và những bản gia hạn hợp đồng mà hai bên đã thoả thuận không?

(2) Giả sử rằng bản telex ngày 2 tháng 12 năm 1983 đã vi phạm nghiêm trọng Hợp đồng thì liệu bản telex ngày 11 tháng 1 năm 1984 của Nguyên đơn (Bị đơn đã trả lời bản telex này bằng bản telex ngày 19 tháng 1 năm 1984) có được coi là rút lại hợp pháp yêu cầu chấm dứt hợp đồng nói trên không?

(3) Đề nghị của Nguyên đơn ngày 29 tháng 3 năm 1984 (gia hạn Hợp đồng thêm hai năm với các điều khoản và điều kiện giống như Hợp đồng gốc) cùng với bản telex ngày 4 tháng 4 năm 1984 của Bị đơn (trong đó Bị đơn phản đối đề nghị của Nguyên đơn với lý do đề nghị đó được đưa ra một cách thiếu thiện chí có chấm dứt quan hệ thương mại giữa hai bên và giải phóng Nguyên đơn khỏi các trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Bị đơn không?

(4) Việc Nguyên đơn ký kết hợp đồng với một công ty ác-hen-ti-na khác hoặc Bị đơn ký kết hợp đồng với một công ty Pháp, hoặc các hoạt động hay ký kết hợp đồng của Nguyên đơn và Bị đơn với các công ty khác có phải là sự vi phạm nghĩa vụ của một bên với bên kia trong hợp đồng hay không?

Khiếu kiện lại của Bị đơn:

(5) Bị đơn có quyền đòi Nguyên đơn bồi thường các thiệt hại và tổn thất không ?

(6) Nếu cho rằng Bị đơn sẽ được bồi thường, liệu Bị đơn có quyền nhận toàn bộ số tiền yêu cầu không? Hoặc liệu số tiền bồi thường đó có phải điều chỉnh theo những lời bào chữa của Nguyên đơn hay không?

Phí trọng tài:

(7) Bên nào sẽ chịu phí trọng tài và các chi phí pháp lý?

Nếu cả hai bên đều phải chịu phí trọng tài và các chi phí pháp lý thì tỷ lệ phân chia cho các bên sẽ như thế nào?

Trong bản biện hộ ngày 16 tháng 1 năm 1986, Bị đơn đã điều chỉnh lại số tiền đòi bồi thường là 27.500.000 USD.

Phán quyết của trọng tài:

1. Quyền của Ủy ban trọng tài được ban hành phán quyết từng phần:

Điều 2 1 Quy tắc tố tụng của ICC phân biệt giữa phán quyết từng phần và phán quyết cuối cùng. RÕ ràng, Ủy ban trọng tài có thể đưa ra quyết định sơ bộ về các nghĩa vụ trước khi giải quyết các vấn đề khoe đòi hỏi thời gian lâu hơn. Trong một số trường hợp, việc ban hành phán quyết từng phần có thể đẩy nhanh thủ tục tố tụng do đã giới hạn được các vấn đề cần giải quyết nhưng không tước đi quyền của các bên được trình bày các chứng cứ và lập luận về tất cả các vấn đề có hên quan. Trong vụ này, Nguyên đơn cho rằng Nguyên đơn đã chấm dứt hợp lệ Hợp đồng và vì vậy, không phải chịu trách nhiệm với Bị đơn. Nhưng khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại của Bị đơn lại dựa trên sự tồn tại của trách nhiệm đó. Các trọng tài viên cho rằng hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề trách nhiệm của Nguyên đơn đối với Bị đơn trước khi đi vào phân tích số tiền Bị đơn đòi bồi thường trong đơn kiện lại.

Điều này có nghĩa là bốn vấn đề đầu tiên trong Văn bản xác định thẩm quyền của trọng tài nên được giải quyết trước khi xem xét ba vấn đề còn lại về khiếu kiện lại của Bị đơn và phí trọng tài.

Mặc dù, Bị đơn phản đối ban hành phán quyết từng phần, các trọng tài viên cho rằng sự phản đối của Bị đơn là không hợp lý Ủy ban trọng tài cũng lưu ý Luật trọng tài của Trinidad và Tobago, nơi tiến hành tố tụng trọng tài, quy định các trọng tài viên có quyền quyết định việc ban hành phán quyết từng phần (Bản phụ lục thứ nhất, Điều 10).

2. Áp dụng luật thực chất.

Điều 16 của Hợp đồng quy định Hợp đồng được giải thích và điều chỉnh bởi luật của bang California Mỹ. Tuy nhiên, để xác định luật áp dụng cho vụ tranh chấp này, Bị đơn yêu cầu phải coi Hợp đồng là hợp đồng không đàm phán. Bị đơn còn lập luận rằng Ủy ban trọng tài không nên quá coi trọng điều khoản chọn luật áp dụng trong Hợp đồng, vì các điều khoản của luật California không có lợi cho Bị đơn bằng các điều khoản của luật luật mà lẽ ra đương nhiên điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa hai bên bởi đây là luật của nơi thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, Nguyên đơn luôn nhấn mạnh rằng luật thực chất của bang Caìifornia được áp dụng khi thực hiện Hợp đồng hoặc khi có vi phạm Hợp đồng vì luật này đã được chính các bên trong Hợp đồng lựa chọn và Hợp đồng này không thể coi là một hợp đồng không đàm phán.

Quan điểm thống nhất của các trọng tài viên là: luật điều chỉnh hợp đồng (tức luật áp dụng để xác định liệu Hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế có phải là hợp đồng không đàm phán không và liệu điều khoản lựa chọn luật trong Hợp đồng có hiệu lực không) trong vụ việc này sẽ là luật Cahfornia, luật do các bên lựa chọn, nếu việc lựa chọn này là có giá trị. .

Thực tế, theo cả luật California và luật Ác-hen-ti-na, Nguyên đơn và Bị đơn đều được coi là các đối tác thương mại. Khi tham gia ký kết hợp đồng cũng như khi cùng nhau giải quyết các bất đồng, cả hai bên đã hành động với tư cách là đối tác thương mại của nhau. Các chứng cứ cho thấy rằng cả hai bên đều có đủ năng lực pháp lý để tiến hành các hành vi thương mại của mình. Chắc chắn, Bị đơn không thể coi mình là người tiêu dùng (người sử dụng dịch vụ). “Một công ty danh tiếng nhất trên thị trường” ác-hen-ti-na không thể được coi là “người tiêu dùng”. Hơn nữa, hợp đồng không thể coi là một hợp đồng mẫu được in cố định do Nguyên đơn soạn thảo và được đưa cho Bị đơn để xem xét trên cơ sở “chấp thuận hoặc không chấp thuận toàn bộ hợp đồng” (tức chấp thuận hoặc không chấp thuận chứ không có quyền sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng – đây là tính chất đặc trưng của hợp đồng không đàm phán).

Trên thực tế, vụ việc không đơn giản như vậy. Bị đơn không viện dẫn rằng Nguyên đơn có sự độc quyền, hoặc rằng tất cả các nhà sản xuất trong lĩnh vực cụ thể này đã sử dụng mẫu hợp đồng chuẩn thống nhất. Bị đơn thậm chí không lập luận rằng mình đã buộc phải chấp nhận mẫu hợp đồng chuẩn do Nguyên đơn đưa ra. Tất nhiên, các trọng tài viên không cho rằng ở đây có sự công bằng tuyệt đối giữa hai bên hoặc luôn dễ dàng để vạch ra ranh giới rõ ràng giữa miễn cưỡng chấp thuận và thiếu tự nguyện. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Ủy ban trọng tài nhận thấy rằng khi hợp đồng đã có hiệu lực các bên không có sự phản đối điều khoản chọn luật áp dụng trong hợp đồng cũng như toàn bộ Hợp đồng.

Hơn nữa, các chứng cứ cho thấy rằng Bị đơn đã có cơ hội để thảo luận và thương lượng các điều khoản Hợp đồng. Việc nơi xét xử trọng tài đã khuyển từ Luân-đôn về Trinidad theo yêu cầu của Bị đơn đã cho thấy rõ ràng là ở một chừng mực nhất định, các điều kiện của hợp đồng đã được các bên thương lượng một cách có hiệu quả.

Ngoài ra, Bị đơn đã không chứng minh được rằng sự lựa chọn luật California sẽ mang lại những hậu quả pháp lý không công bằng. Bằng chứng là Bị đơn tiếp tục dựa vào các án lệ của Cahfornia khi mà điều này có lợi hơn cho khiếu kiện của Bị đơn. Vì vậy, các trọng tài viên không cho rằng Bị đơn đã phải chấp thuận một điều khoản lựa chọn luật vô lý vì lý do đây là hợp đồng không đàm phán nên Bị đơn thực tế đã không được lựa chọn gì.

Ủy ban trọng tài kết luận: theo luật California mà cả hai bên viện dẫn trong vụ kiện này, Hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế ký kết giữa các bên là một hợp đồng chuẩn quốc tế chứ không phải là một hợp đồng không đàm phán. Không tính đến vấn đề hợp đồng không đàm phán, Ủy ban trọng tài cho rằng điều khoản lựa chọn luật California có hiệu lực không những chỉ theo luật Caìifornia mà còn theo Luật xung đột, Luật tư pháp quốc tế ác-hen-ti-na và luật Trinidad và Tobago.

Mục 16 của Hợp đồng quy định: “Hợp đồng này được giải thích và sẽ được điều chỉnh bởi luật của bang California, Mỹ.” Ủy ban trọng tài trong vụ Công ty TNHH Empresa de Via cao Aerea Rio Grandense (Vairig Airlines) kiện Công ty Boeing hợp đồng đã đi đến quyết định rằng: một khi các bên đã có thoả thuận lựa chọn luật của một quốc gia để áp dụng cho hợp đồng thì có nghĩa là các bên đã chọn luật thực chất của quốc gia đó trừ hai ngoại lệ sau: (I) khi quốc gia được chọn không có mối quan hệ gì lớn với hợp đồng đó hoặc với các bên trong hợp đồng, hoặc (2) khi việc áp dụng luật của nước đó sẽ đi ngược lại chính sách cơ bản của chính nước này.

Trong vụ này, rõ ràng là Hợp đồng có quan hệ thực tế với ít nhất một trong các bên trong hợp đồng và không bên nào khiếu kiện rằng luật thực chất California đi ngược lại chính sách cơ bản hoặc nguyên tắc của các luật có thể được áp dụng cho hợp đồng, thậm chí ngay cả khi luật ác-hen-ti-na là luật áp dụng ít nhất, Ủy ban trọng tài không thấy Bị đơn đưa ra những lập luận về điều này. Thực tế, luật được chọn có quy định sự bảo hộ hợp lý cho nhà phân phối. Như vậy, vụ việc này không rơi vào bất kỳ ngoại lệ nào trong số hai ngoại lệ để không áp dụng luật thực chất California.

3. Chấm dứt bất hợp pháp hợp đồng.

Để quyết định xem hếu Nguyên đơn có vi phạm nghiêm trọng hợp đồng với Bị đơn hay không khi Nguyên đơn thông báo chấm dứt hợp đồng phân phối hàng hoá bằng telex ngày 2 tháng 12 năm 1983, Ủy ban trọng tài phải phân tích quan hệ pháp lý giữa các bên vào thời điểm đó, đặc biệt theo thư Nguyên đơn gửi Bị đơn ngày 9 tháng 3 năm 1983.

Theo Ủy ban trọng tài, Hợp đồng phân phối hàng hoá gốc giữa các bên ký ngày 8 tháng 8 năm 1979 đã hết hạn sau hai năm, vào ngày 8 tháng 8 năm 1981. Sau đó, Hợp đồng đã được gia hạn năm lần trong những khoảng thời gian ngắn hơn, lần gia hạn cuối cùng là thêm hai tháng và kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1983. Trong tất cả các lần gia hạn hợp đồng thì ngoài thời hạn hợp đồng, tất cả các điều khoản của hợp đồng gốc đều được giữ lại. Trong số những điều khoản của hợp đồng được giữ lại đó có (i) điều khoản quy định Hợp đồng sẽ tự động chấm dứt khi thời hạn hợp đồng kết thúc, tuỳ thuộc vào khoảng thời gian gia hạn được lập bằng văn bản thoả thuận giữa hai bên (Đoạn 2.a, Hợp đồng), và (ii) các điều khoản quy định một bên có thể chấm dứt hợp đồng bằng một bản thông báo trước 30 ngày cho bên kia nếu bên kia vi phạm hợp đồng (một trong bốn trường hợp vi phạm nêu trong Hợp đồng) (Đoạn 2.b, Hợp đồng). Ủy ban trọng tài xét thấy Nguyên đơn không khiếu kiện về việc chấm dứt hợp đồng phân phối do Bị đơn vi phạm hợp. đồng, nên việc chấm dứt hợp đồng của Nguyên đơn không thể dựa trên Đoạn 2.b. Trong năm 1982 và 1983, Bị đơn đã đồng ý gia hạn hợp đồng ngắn hạn và tìm kiếm từ Nguyên đơn sự bảo đảm cho một quan hệ lâu dài. Cuối cùng, khi Bị đơn đến văn phòng của Nguyên đơn ở Cahfornia và theo yêu cầu của Bị đơn, Nguyên đơn đã đưa cho Bị đơn một văn bản đề ngày 9 tháng 3 năm 1983, đây là chi tiết rất quan trọng trong vụ này. Theo văn bản đó Nguyên đơn sẽ gia hạn hợp đồng thêm hai tháng tính từ thời điểm Nguyên đơn đưa cho Bị đơn bản Hợp đồng phân phối quốc tế mới mà Nguyên đơn nói rằng đang trong quá trình chuẩn bị để nâng quan hệ phân phối quốc tế lên một cơ sở pháp lý mới.

Vì vậy, với thời hạn hai tháng gia hạn hợp đồng lần cuối cùng kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1983, Nguyên đơn đã gia hạn hợp đồng trong một khoảng thời gian không hạn định, hợp đồng được gia hạn thêm hai tháng sau một thời điểm không xác định, tức là khi Bị đơn nhận được bản hợp đồng phân phối quốc tế mới. Dù có quan điểm khác nhau về cánh diễn đạt trên, các bên hoàn toàn chấp thuận rằng văn thư ngày 9 tháng 3 năm 1983 là cơ sở  của việc gia hạn hợp đồng. Tuy nhiên, các bên không thống nhất quan điểm về hiệu lực pháp lý của nội dung văn thư này liên quan đến việc cung cấp bản hợp đồng mới của Nguyên đơn và thời gian trả lời hai tháng dành cho Bị đơn. Ủy ban trọng tài không cho rằng với văn thư ngày 9 tháng 3 năm 1983 Nguyên đơn đã cam kết không chấm dứt hợp đồng hiện tại nếu không đưa trước bản hợp đồng phân phối quốc tế mới để Bị đơn xem xét. Trước hết, quan hệ pháp lý giữa các bên ngày 9 tháng 3 năm 1983 về cơ bản là trên cơ sở hợp đồng không thời hạn, mà theo luật Cahfornia các bên có quyền chấm dứt hợp đồng không thời hạn, miễn là hợp đồng đã thực hiện được một khoảng thời gian hợp lý và bên muốn chấm dứt hợp đồng phải thông báo về việc này cho bên kia trước một khoảng thời gian hợp lý. Hơn nữa, theo luật California một bên có quyền chấm dứt hợp đồng mà không cần phải đưa ra lý do trừ khi các bên có thoả thuận khác.

Trên cơ sở những lần gia hạn hợp đồng ngắn hạn và theo án lệ của Califorma, Ủy ban trọng tài cho rằng Nguyên đơn vào ngày 9 tháng 3 năm 1983 đã gia hạn Hợp đồng vô thời hạn. Theo lập luận này, Nguyên đơn có quyền chấm dứt hợp đồng này trên cơ sở thông báo trước hai tháng cho Bị đơn về quyết định chấm dứt hợp đồng.

Tuy nhiên, trong vụ việc này, hợp đồng không chỉ đơn giản được gia hạn một khoảng thời gian không hạn định, mà về hình thức, hợp đồng gia hạn để có thời gian chuẩn bị cho một hợp đồng phân phối mới giữa các bên. Và đây là một chi tiết hết sức quan trọng trong vụ việc này. Tuy nhiên, các bên cần biết rằng các điều kiện thực hiện của hợp đồng không thời hạn về cơ bản dễ bị thay đổi. Trong vụ này, Bị đơn đã biết Nguyên đơn rất cần đối tác ở ác-hen ti-na; vào cuối năm 1983, Bị đơn cũng biết được các điều kiện hạn chế mới mà Nguyên đơn đặt ra cho Bị đơn với tư cách là một đối tác giúp Nguyên đơn thâm nhập thị trường.

Ngoài ra, các điều khoản mới của hợp đồng phân phối hàng hoá mới trong đó đặc biệt là các điều khoản liên quan đến các điều kiện thực hiện hợp đồng, thời hạn, đã không được xác định rõ điều này cho thấy giữa các bên chưa hề đạt được một thoả thuận nào về các điều kiện này cũng như chưa hề bàn bạc cụ thể trước ngày 9 tháng 3 năm 1983 hoặc vào bất kỳ thời điểm nào trước khi thông báo chấm dứt hợp đồng vào tháng 12.

Sự không rõ ràng này, thể hiện trong khái niệm mơ hồ về “giai đoạn thứ hai” phát triển thị trường ác-hen-ti-na, không thể bị bỏ qua khi xác định tầm quan trọng và tác động pháp lý của hợp đồng phân phối mới. Theo luật California, các hợp đồng chờ chấp thuận của các bên không phải là các hợp đồi g có giá trị thi hành. “Nếu một hợp đồng không đủ rõ ràng để toà án có thể giải thích chính xác hoặc nếu một điều khoản chính của hợp đồng tương lai bị bảo lưu thì hợp đồng này không làm phát sinh các nghĩa vụ pháp lý đối với các bên” (Phán quyết trọng tài trong vụ Công ty cho thuê Thiết bị Transamerica kiện Ngân hàng Union, vụ Công ty White Point kiện Herrington) Từ các căn cứ nêu trên, Ủy ban trọng tài kết luận Nguyên đơn không bị mất quyền chấm dứt hợp đồng cho dù Nguyên đơn không đưa bản hợp đồng mới cho Bị đơn. Nếu Ủy ban trọng tài quyết định khác thì Nguyên đơn, để giải quyết những khó khăn do có thay đổi hoàn cảnh trong quá trình thực hiện hợp đồng vô thời hạn, sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việt đưa vào bản hợp đồng mới những điều khoản mà Bị đơn không thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, đây chưa phải là kết luận cuối cùng của Ủy ban trọng tài về vấn đề này. Ủy ban trọng tài thấy rằng tuyên bố rõ ràng của Nguyên đơn trong văn thư ngày 9 tháng 3 năm 1983 về bản hợp đồng mới cùng với một loạt các tuyên bố rõ ràng hoặc ngụ ý của Nguyên đơn trong năm 1982 và 1983 về quan hệ tương lai giữa Nguyên đơn và Bị đơn đã khiến Bị đơn hy vọng về triển vọng một quan hệ lâu dài. Trong hoàn cảnh này, quyền tự do đơn phương chấm dứt quan hệ hợp đồng của Nguyên đơn không còn ở mức độ tuyệt đối như trước khi các tuyên bố trên chưa được đưa ra.

Ủy ban trọng tài thấy việc Nguyên đơn chấm dứt hợp đồng là quá bất ngờ. Nguyên nhân chủ yếu của việc chấm dứt hợp đồng từ phía Nguyên đơn là những thay đổi trong  chính sách kinh tế của đảng chính trị mới thắng cử ở ác-hen-ti-na ngày 30 tháng 10 năm 1983. Nhưng rõ ràng là vào thời điểm tháng 11 hoặc 12 năm 1983 các chính sách mới của đảng thắng cử chưa thể thành hiện thực và vì thế động cơ thúc ép Nguyên đơn chấm dứt ngay hợp đồng chưa tồn tại.

Nguyên đơn lập luận rằng vào năm 1983 Bị đơn đã đưa ra rất nhiều các bằng chứng về sự bấp bênh trong quan hệ hiện tại và tương lai với Nguyên đơn. Thực tế hồ sơ vụ kiện cũng phản ánh sự bấp bênh đó và cũng có nhiều lời khai của các nhân chứng của cả hai bên về điều này. Các cuộc đàm phán của Bị đơn trong suốt thời gian này với công ty của Pháp, một đôi thủ cạnh tranh của Nguyên đơn chính là bằng chứng của sự bấp bênh trong quan hệ giữa Bị đơn và Nguyên đơn.

Tuy nhiên hồ sơ vụ kiện cũng cho thấy trong suốt thời gian đó Nguyên đơn vẫn khích lệ bằng văn bản và bằng lời với Bị đơn về triển vọng tiếp tức hợp tác giữa ha~ bên. Như vậy, ở đây có cả những yếu tố khẳng định và phủ định việc bản thân Bị đơn nhận thức được về khả năng Nguyên đơn sẽ chấm dứt hợp đồng. Ủy ban trọng tài nhận định rằng vào ngày 9 tháng 3 năm 1983 và sau đó, các yếu tố phủ dình có vẻ có ưu thế hơn (nói một cách khác, lý do để Bị đơn tin tưởng là Nguyên đơn vẫn tiếp tục hợp đồng với mình chiếm ưu thế hơn), do đó bác lập luận của Nguyên đơn rằng trong trường hợp này không cần phải thông báo trước cho Bị đơn về việc chấm dứt hợp đồng vì Bị đơn đã biết rõ về khả năng này Luật áp dụng để giải quyết vấn đề này là luật California.

Như đã đề cập ở trên, mặc dù về nguyên tắc luật Califorma không bắt buộc các bên phải thực hiện các nghĩa vụ nêu tại các hợp đồng chưa được các bên chấp thuận chính thức, nhưng luật này cũng đồng thời quy định nghĩa vụ của các bên phải hành động một cách thiện chí cho dù hợp đồng chưa chính thức ký kết. Trong vụ này, nghĩa vụ thiện chí của Nguyên đơn đối với Bị đơn đòi hỏi Nguyên đơn phải thông báo chấm dứt hợp đồng trước một khoảng thời gian nhiều hơn là Nguyên đơn đã làm trên thực tế. Tóm lại, vì những lý do nói trên, Ủy ban trọng tài cho rằng thông báo hai tháng trước khi chấm dứt hợp đồng là quá ngắn và vì vậy hợp đồng đã bị chấm dứt một cách đột ngột. Do đó, việc chấm dứt hợp đồng và các hợp đồng đã gia hạn của Nguyên đơn là trái pháp luật.

4. Rút lại quyết định chấm dứt hợp đồng.

Luật thương mại Cahfornia Mục 2-611(1) quy định trước khi kết thúc thời hạn thực hiện nghĩa vụ của bên muốn chấm dứt hợp đồng, bên muốn chấm dứt hợp đồng có thể rút lại quyết định chấm dứt hợp đồng của mình, với điều kiện là bên kia không phản đối việc tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc không coi quyết định chấm dứt hợp đồng đó là quyết định cuối cùng. Các toà án California, trong một số vụ việc, đã cho rằng bên quyết định chấm dứt hợp đồng sẽ không bị coi là vi phạm hợp đồng nữa nếu sau đó bên này rút lại quyết định huỷ bỏ hợp đồng. Vì vậy, Nguyên đơn lập luận là với bản telex ngày 1 1 tháng 1 năm 1984, Nguyên đơn không còn bị coi là đã vi phạm hợp đồng do đơn phương chấm dứt hợp đồng nữa.

Tuy nhiên, cũng trong các án lệ nói trên, các toà án cũng nhấn mạnh là để rút lại quyết định chấm dứt hợp đồng một cách rõ ràng, bên muốn rút lại quyết định phải thể hiện ý định rõ ràng và không được đưa vào hợp đồng cũ các điều kiện mới. Bên đó phải khôi phục lại quan hệ pháp lý như trước khi nó bị vi phạm hợp đồng. Bản telex ngày 1 1 tháng 1 năm 1984 của Nguyên đơn thực tế không đề cập đến việc khôi phục hợp đồng phân phối; ngược lại, nó lại được chú thích là “Đàm phán để giải quyết quan hệ hiện tại giữa Nguyên đơn và Bị đơn”. Ủy ban trọng tài nhận thấy bản telex này giống một lời đề nghị đàm phán nhằm rút dần quan hệ với Bị đơn hơn là để khôi phục lại quan hệ trước đó.

Như tuyên bố của Toà án tối cao California trong vụ Taylor, bên bị thiệt hại có thể lựa chọn nhiều cách giải quyết. Bên đó có thể coi việc chấm dứt hợp đồng là một sự vi phạm hợp đồng trước thời hạn và ngay lập tức đòi bồi thường cho sự vi phạm hợp đồng đó hoặc bên đó có thể coi yêu cầu chấm dứt hợp đồng đơn giản chỉ là một sự đe dọa không mấy giá trị. Theo ý kiến của Ủy ban trọng tài, văn bản trả lời ngày 19 tháng 1 năm 1984 của Bị đơn không thể được coi là bằng chứng cho thấy Bị đơn đã quyết định bỏ qua vi phạm này của Nguyên đơn. Bị đơn chỉ bày tỏ rõ nguyện vọng muốn đến California để tìm ra một giải pháp bảo vệ các quyền lợi của mình và để hai bên khỏi phải dẫn nhau ra toà. Vì những lý do nêu trên, các trọng tài viên quyết định rằng bản telex ngày 1 1 tháng 1 năm 1984 của Nguyên đơn không được coi là sự sửa đổi hợp pháp vi phạm của Nguyên đơn do đơn phương chấm dứt hợp đồng.

5. Chấm dứt quan hệ thương mại:

Ủy ban trọng tài cho rằng trong bản telex ngày 29 tháng 3 năm 1984 Nguyên đơn chính thức đề nghị Bị đơn gia hạn hợp đồng với các điều khoản và điều kiện tương tự như hợp đồng gốc thêm hai năm kể từ ngày Bị đơn chấp thuận. Đây là một đề nghị hợp lý và có thiện ý để tiếp tục thực hiện hợp đồng theo bản hợp đồng gốc. Bị đơn không chấp thuận các điều khoản của hợp đồng gốc vì thời hạn của hợp đồng được Nguyên đơn đề nghị là hai năm chứ không phải là năm hay mười năm và hơn nữa, trong đó có những điều khoản đã làm tổn hại quan hệ giữa hai bên trong một năm rưỡi trước đó.

Tuy nhiên, sau khi nhận được lời đề nghị, lẽ ra Bị đơn phải trình bày rõ tất cả các lý do phản đối các điều khoản đó, kể cả điều khoản về thời hạn hợp đồng vì như vậy sẽ buộc người đưa ra lời đề nghị phải xem xét sửa đổi đề nghị của mình. Nhưng Bị đơn đã đương nhiên coi lời đề nghị đó là hoàn toàn không thể chấp nhận và không có thiện ý, và vì lý do này Bị đơn đã bác lời đề nghị thông qua bản telex 2379 ngày 4 tháng 4 năm 1984. Theo quan điểm của các trọng tài viên, sự bác bỏ như vậy không có đủ cơ sở. Tuy nhiên điều này cũng không giảm bớt trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Bị đơn từ phía Nguyên đơn. Ủy ban trọng tài đã quyết định rằng Nguyên đơn đột ngột thông báo chấm dứt quan hệ hợp đồng cho Bị đơn ngày 2 tháng 12 năm 1983. Vì vậy, Bị đơn có quyền đòi bồi thường cho những tổn thất phát sinh mà bên đó có thể chứng minh được, nhưng chỉ xét những tổn thất phải gánh chịu cho đến khi Bị đơn vô lý bác đề nghị gia hạn hợp đồng của Nguyên đơn.

Nói cách khác, theo chương 2 của Bộ luật dân sự California (từ mục 1485 đến mục 1505 và đặc biệt là mục 1492), khi một bên trì hoãn thực hiện nghĩa vụ hoặc vi phạm hợp đồng bằng cách chấm dứt đột ngột hợp đồng, bên đó phải bồi thường tổn thất cho bên kia theo luật định.

Ủy ban trọng tài thấy rằng phù hợp với mục 1492 của Bộ luật dân sự Cahfornia việc trì hoãn thực hiện hợp đồng buộc một bên có thể phải bồi thường toàn bộ và đầy đủ các thiệt hại cho bên kia. Trong hợp đồng này, thời gian không phải là vấn đề cốt lõi đối với nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng: một hợp đồng mà đã có hiệu lực hơn bốn năm và trở thành một hợp đồng vô thời hạn thì thời gian không còn là vấn đề quan trọng đối với hợp đồng.

Điều này hoàn toàn phù hợp với quy tắc luật Cahfornia về giảm thiểu thiệt hại. Theo quy tắc này, Bị đơn phải giảm thiểu thiệt hại phát sinh từ việc Nguyên đơn đột ngột chấm dứt hợp đồng. ít nhất, đề nghị của Nguyên đơn ngày 29 tháng 3 năm 1984 về gia hạn hợp đồng thêm hai năm đã tạo cho Bị đơn một cơ hội thích hợp để giảm thiểu thiệt hại. Ủy ban trọng tài tin rằng sẽ không công bằng khi một bên từ chối cho bên kia cơ hội để sửa chữa sai lầm.

Các trọng tài viên không quyết định làm thế nào để đánh giá hoặc giảm thiểu thiệt hại gây ra bởi sự chấm dứt hợp đồng sai trái. Điều đó sẽ được giải quyết trong phán quyết cuối cùng khi Ủy ban trọng tài dựa trên tất cả những chứng cứ để ra quyết định về vấn đề thứ năm và điểm thứ sáu trong số các vấn đề cần quyết định.

6. Ký kết hợp dộng với các đối thủ cạnh tranh (tiềm tàng):

Ủy ban trọng tài đã tuyên bố luật California thừa nhận một nghĩa vụ ngầm định về thiện chí và công bằng khi giao kết hợp đồng và không làm tổn hại đến quyền lợi của bên kia nhằm đạt được lợi ích từ hợp đồng.

Từ các tài liệu và chứng cứ do các bên trình bày, các trọng tài viên nhận thấy Nguyên đơn và Bị đơn đã tiến hành giao dịch buôn bán và đàm phán không chính thức với các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của bên kia. Nói một cách công bằng, không bên nào đã cư xử một cách thiện chí khi thực hiện các cuộc đàm phán và giao dịch đó.

Có thể thấy cả hai bên đều vi phạm nghĩa vụ về thiện chí Nhưng Ủy ban trọng tài không có ý định xem xét sự công bằng giữa các bên trong những giao dịch đó bởi vì không bên nào có các chứng cứ thuyết phục Ủy ban trọng tài rằng việc làm sai trái của bên kia nghiêm trọng đến mức phải bồi thường.

Trong phán quyết từng phần ban hành năm 1986, các trọng tài viên đã quyết định các vấn đề trên như sau: 

– Thông báo chấm dứt hợp đồng của Nguyên đơn quá bất ngờ và vì thế bị coi là chấm dứt Hợp đồng bất hợp pháp.

– Bản telex ngày 11 tháng 1 năm 1982 của Nguyên đơn không có giá trị rút lại việc chấm dứt hợp đồng bất hợp pháp nói trên.

Đề nghị ngày 24 tháng 3 năm 1984 của Nguyên đơn (gia hạn Hợp đồng với các điều khoản và điều kiện tương tự với Hợp đồng gốc) cùng với bản telex ngày 4 tháng 4 năm 1984 của Bị đơn (bác đề nghị của Nguyên đơn), chấm dứt quan hệ thương mại giữa hai bên, nhưng không làm cho Nguyên đơn thoát khỏi trách nhiệm phải bồi thường cho Bị đơn các thiệt hại và tổn thất phát sinh.

– Không có đủ chứng cứ chứng minh các bên ký kết hợp đồng với đối thủ cạnh tranh (tiềm tàng) của bên kia.

– Các vấn đề còn lại sẽ được quyết định trong phán quyết cuối cùng.

>>>>>>> Bài viết đáng quan tâm khác: Dịch vụ tư vấn thường xuyên được cung cấp bởi Vinalaw

——————–
𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒚 𝑳𝒖𝒂̣̂𝒕 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒅𝒂𝒏𝒉 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑵𝒂𝒎 (𝑽𝒊𝒏𝒂𝒍𝒂𝒘 𝑭𝒊𝒓𝒎)

Với slogan: “Là điểm tựa của niềm tin”

??Phương châm làm việc: “Đừng bận tâm vì các vấn đề pháp lý của Quý khách hàng chính là công việc của chúng tôi”.
??Vinalaw luôn hoạt động với tôn chỉ đề cao pháp luật, uy tín, trung thực, bảo đảm lợi ích cao nhất của khách hàng trước pháp luật.
———————–
? Call: 028.629.119.20 (Liên hệ tư vấn miễn phí).
———————–
? Số 17 Trần Khánh Dư, Phường Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh.
? 𝑭𝒂𝒄𝒆𝒃𝒐𝒐𝒌: fb.com/Vinalaw.vn
? 𝑾𝒆𝒃𝒔𝒊𝒕𝒆: www.vinalaw.vn
? 𝑬𝒎𝒂𝒊𝒍: info@vinalaw.vn