Phán quyết số 5
Tranh chấp trong hợp đồng đổi hàng
Các bên:
– Nguyên đơn : Hai doanh nghiệp Nam Tư
– Bị đơn : Một công ty Thụy Sĩ
Các vấn đề được đề cập:
Luật áp dụng đối với Hợp đồng Hợp đồng vô hiệu do trái với tập quán, vi phạm chính sách không Hậu quả của sự vô hiệu
Tóm tắt vụ việc:
Tranh chấp phát sinh từ giao dịch giữa các bên thiết lập thông qua việc đổi hàng hoá xuất khẩu từ Nam Tư để lấy hàng hoá nhập khẩu khác (tức Hợp đồng nhập khẩu và Hợp đồng xuất khẩu). Thực chất chỉ Hợp đồng nhập khẩu mặt hàng A là có thực, còn Hợp đồng xuất khẩu mặt hàng B là không có thực vì mục đích của việc thiết lập quan hệ này là nhằm thu được nguồn tài chính cần thiết và thực hiện việc quy đổi ngoại tệ để thanh toán hàng hoá nhập khẩu. Trên thực tế, hàng hoá xuất khẩu đã được giao tại Nam Tư và được thanh toán bằng Frăng Thụy SY. Các Nguyên đơn (trong đó có một doanh nghiệp đã phá sản) yêu cẩu hủy bỏ giao dịch và đòi bồi thường thiệt hại.
Phán quyết của trọng tài:
1. Luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa các bên:
Theo Nguyên đơn, luật Nam Tư sẽ là luật áp dụng, còn Bị đơn cho rằng luật Thụy SY sẽ là luật áp dụng. Theo đoạn 3 và 5, Điều 13 của Quy tắc Trọng tài Quốc tế ICC, các bên được tự do quyết định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên không có bất kỳ thoả thuận nào về luật áp dụng thì Ủy ban trọng tài sẽ chỉ định luật áp dụng theo nguyên tắc mà Ủy ban trọng tài cho là thích hợp. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp Ủy ban trọng tài phải tính đến các điều khoản của hợp đồng và các tập quán thương mại.
Quy định này cũng được nêu trong Điều VII của Công ước Geneva về Trọng tài Thương mại Quốc tế ký ngày 21 tháng 4 năm 1961 và trong Điều 33 đoạn 1 và 3 Quy tắc Trọng tài Quốc tế UNCITRAL.
Về vấn đề này, hầu hết các học thuyết hiện nay về thẩm quyền của trọng tài và các án lệ trọng tài quốc tế đều thừa nhận rằng trong việc xác định luật áp dụng, Ủy ban trọng tài có thể bỏ qua các quy tắc luật xung đột và áp dụng trực tiếp các quy tắc luật thực chất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các trọng tài viên được tự do lựa chọn luật áp dụng, được ưu tiên áp dụng luật này hay luật khác. Việc lựa chọn luật của các trọng tài viên phải dựa trên các yếu tố khách quan như các điều khoản của hợp đồng liên quan, các tập quán thương mại. Ngoài ra, Trọng tài cũng phải căn cứ vào các quy tắc nêu trong bản dự thảo nguyên tắc về luật áp dụng đối với hợp đồng quốc tế một công trình nghiên cứu của Ủy ban Thực tiễn Thương mại Quốc tế của ICC đưa ra tại Hội nghị Stockholm ngày 9 tháng 10 năm 1981.
Theo Điều 3 Công ước về Luật áp dụng đối với Hợp đồng Mua bán Hàng hoá Quốc tế ký tại La Hay ngày 15 tháng 6 năm 1955, hợp đồng mua bán được điều chỉnh bởi luật quốc gia của nước mà người bán có trụ sở chính tại thời điểm nhận được đơn đặt hàng. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán sẽ được điều chỉnh bởi luật quốc gia của nước mà bên mua có trụ sở chính, nếu như đó là nơi mà người bán nhận đơn đặt hàng. Các quy định tư pháp quốc tế của Thụy SY, Pháp và Nam Tư vào thời điểm này cũng có những quy tắc tương tự trong việt xác định luật áp dụng cho các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mua bán: Vấn đề đầu tiên là phải xác định những điểm quan trọng nhất khi thực hiện hợp đồng. Tiếp theo cần xác định lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ nhất với việt thực hiện hợp đồng, hoặc theo như ý kiến của Toà án liên bang Thụy SY, thì phải định ra “trung tâm” của Hợp đồng. Các yếu tố này sẽ là cơ sở chủ yếu để xác định luật áp dụng đối với hợp đồng. Đây cũng là giải pháp đưa ra trong Công ước châu âu về Luật áp dụng đối với Nghĩa vụ hợp đồng được các nước thành viên ký kết tại Ro me, ngày 19 tháng 6 năm 1980.
Căn cứ vào các điều khoản ghi trong các chứng từ hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng, Ủy ban trọng tài cho rằng luật áp dụng đối với quan hệ hợp đồng này là luật Nam Tư. Luật này bao gồm các quy định chung về phạt tiền và thậm chí bị phạt tù theo như văn bản sửa đổi luật này và được áp dụng cho bất cứ hợp đồng xuất nhập khẩu nào Ơ Nam Tư.
2. Sự vô hiệu của hợp đồng xuất khẩu:
Trên thực tế, không hề có bất kỳ thông tin chi tiết nào về Hợp đồng xuất khẩu và các trọng tài viên đã đi đến kết luận rằng hợp đồng này là không có thực và các bên đã vi phạm quy định về quy đổi ngoại tệ.
Ủy ban trọng tài cho rằng:
Về mặt nguyên tắc, những thoả thuận trái với quy định bắt buộc của luật hoặc trái với chính sách chung, trái đạo đức và tập quán là không hợp lệ và vô hiệu. Điều này được quy định trong Điều 879 Luật Dân sự áo, được áp dụng tại Croatia và Slovakia năm 1974, cũng như được quy định trong Luật Nghĩa vụ hợp đồng có hiệu lực từ năm 1978 của Nam Tư. Nguyên tắc này cũng được tất cả các nước và các hệ thông pháp luật khác công nhận. Đây có thểcoi là một yếu tố của luật hợp đồng được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi”.
Trong vụ việc này, các bên đã ký kết một hợp đồng không có thực, vi phạm luật Nam Tư và thông qua việc dùng nhà xuất khẩu không có thực để thu được một khoản tín dụng cũng không có thực. Vì vậy, tại thời điểm giao kết hợp đồng đã có vi phạm luật, cũng như vi phạm đạo đức và trái với tập quán.
Ngoài ra, Điều 7 Hợp đồng xuất nhập khẩu ký kết giữa các bên quy định: “Toàn bộ các điều khoản nêu trên của hợp đồng này là không thể tách rời và các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng theo hợp đồng”. .
Từ các lập luận trên, Ủy ban trọng tài đi đến kết luận rằng: Hợp đồng xuất khẩu là không hợp lệ và vô hiệu. Hệ quả của sự vô hiệu nói trên là hai hợp đồng nhập khẩu hàng hoá cũng không hợp lệ và vô hiệu vì Điều 7 của hợp đồng gốc quy định về tính thống nhất của các điều khoản trong hợp đồng (tức là sự thống nhất giữa các Hợp đồng nhập khẩu và xuất khẩu).
3. Hậu quả của việc hợp đồng vô hiệu:
Theo luật Nam Tư, Hợp đồng vô hiệu dẫn tới việc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của các bên, có nghĩa là mỗi bên phải hoàn lại những lợi ích mà họ đã nhận được từ hợp đồng, không đền bù thiệt hại, trừ khi có lợi ích bị vi phạm. Kết luận của Ủy ban trọng tài là hợp đồng nhập khẩu không hợp lệ và vô hiệu, hậu quả là một trong các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu mà không có bất cứ bồi thường nào trừ khi lợi ích bị vi phạm.
Vấn đề tiếp theo là việc xác định khoản tiền mà Bị đơn phải hoàn trả.
Bị đơn sẽ phải hoàn trả khoản tiền tín dụng do Nguyên đơn mở là 5.398.986,51 Frăng Thụy Sỹ.
Các Nguyên đơn còn thực hiện một số chi phí khác nhưng không mang lại lợi nhuận cho Bị đơn, vì vậy Bị đơn không phải hoàn trả các chi phí này.
Bị đơn phải hoàn trả khoản tiền bằng Frăng Thụy SY. Khoản tiền này trước đây do một trong các Nguyên đơn thanh toán cho Bị đơn tại Thụy SY vì vậy các lợi ích bị vi phạm phải được tính theo tỷ giá áp dụng cho lãi suất áp dụng cho thanh toán quá hạn Ơ Thụy SY, tức là 5% theo Điều 104 Luật Nghĩa vụ hợp đồng của Thụy SY. Như vậy các Nguyên đơn được quyền đòi Bị đơn bồi thường khoản lãi trên số tiền đã thanh toán cho Bị đơn tính từ ngày thực hiện việc thanh toán với lãi suất là 5%. 46 Tranh chấp trong hợp đồng đổi hàng
Phán quyết của Ủy ban trọng tài như sau:
Hợp đồng gốc và ba hợp đồng liên quan là không hợp lệ và vô hiệu do vi phạm luật Nam Tư và trái với đạo đức và tập quán.
Các Nguyên đơn phải gửi trả lại hàng hoá nhập khẩu mà Bị đơn đã giao cho họ về Zug, nơi đăng ký trụ sở của Bị đơn (Nguyên đơn tự chịu các chi phí gửi trả). Bị đơn phải trả cho Nguyên đơn khoản tiền ứng trước 5.398.986,51 Frăng Thụy SY vào tài khoản theo thư tín dụng của Nguyên đơn tại ngân hàng X. Nguyên đơn có quyền hưởng lãi suất theo tỷ lệ 5% trên khoản tiền 5.398.986,51 Frăng Thụy SY tính từ ngày đã trả tiền cho tới ngày Bị đơn thực hiện việc bồi hoàn. Mỗi bên phải thanh toán một nửa thù lao và phí trọng tài.
>>>>>> Bài viết đáng quan tâm khác: Dịch vụ tư vấn thường xuyên được cung cấp bởi Vinalaw
Với slogan: “Là điểm tựa của niềm tin”