Phán quyết số 9
Tranh chấp trong hợp đồng mua bán thép
Các bên:
– Nguyên đơn : Người mua Ai Cập
– Bị đơn : Người bán Nam Tư
Các vấn đề dược đề cập:
– Luật áp dụng cho Hợp đồng;
– Giá hàng trên thị trường có thay đổi;
– Mua hàng thay thế;
– Tính toán lãi suất;
Tóm tắt vụ việc:
Ngày 20 tháng 8 năm 1987, các bên đã ký kết bản hợp đồng mua bán 80.000 tấn thép thanh với giá trung bình là 190,00 USD/TẤn. Hàng được giao theo hợp đồng trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 12 năm 1987 đến ngày 15 tháng 12 năm 1988 tại cảng Nam Tư.
Nguyên đơn có “Quyền mua đặc biệt”, quyền này cho phép Nguyên đơn tăng số lượng hàng mua lên đến 160.000 tấn với cùng giá cả và điều kiện như trên và phải tuyên bố thực hiện quyền đó chậm nhất là vào ngày 15 tháng 12 năm 1987 và mở L/C cho chuyến hàng đầu tiên chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 1987. Ngày 26 tháng 11 năm 1987, Nguyên đơn đã thông báo cho Bị đơn rằng họ sẽ thực hiện “Quyền mua đặc biệt” này và sẽ mở L/C trong khoảng từ !5 đến 31 tháng 12 năm 1987. Do việc tăng giá thép trên thị trường thế giới, ngày 9 tháng 12 năm 1987, Bị đơn đề nghị tổ chức một cuộc họp vào tháng đó để thảo luận về mức giá áp dụng cho số lượng hàng mua thêm. Tại cuộc họp ngày 28 tháng 12 năm 1987, Bị đơn đề nghị mức giá 215USD/TẤn cho số lượng hàng bổ sung, nhưng Nguyên đơn không chấp nhận và cương quyết giữ mức giá đã thoả thuận. Trong văn thư đề ngày 31 tháng 12 năm 1987, Nguyên đơn nhấn mạnh rằng Bị đơn đã vi phạm hợp đồng và nếu cho đến ngày 6 tháng 1 năm 1988 Bị đơn vẫn không chấp thuận, thì Nguyên đơn sẽ buộc Bị đơn phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ các thiệt hại bất kỳ do việc vi phạm hợp đồng gây ra. Thời hạn này sau đó đã được Nguyên đơn kéo dài tới ngày 25 tháng 1 năm 1988.
Ngày 26 tháng 1 năm 1988, Nguyên đơn đã mua 80.000 tấn thép thanh cùng loại của một công ty Rumani với giá 216 USD/tấn. Nguyên đơn viện cớ rằng chi phí vận chuyển đường biển từ Rumam tới Ai Cập thấp hơn từ 2 đến 2,5 USD/tấn so với từ Nam Tư tới Ai Cập.
Nguyên đơn đã khởi kiện theo điều khoản trọng tài trong hợp đồng ra trọng tài Phòng Thương mại Quốc tế (tại Paris – Pháp) đòi Bị đơn bồi thường thiệt hại do chênh lệch giá.
Phán quyết của trọng tài:
1.Luật áp dụng:
Ủy ban trọng tài quyết định rằng luật Nam Tư là luật áp dụng cho hợp đồng vì các lý do sau:
Trong trường hợp này, trọng tài xác định rằng Công ước Viên của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (ký ngày 11 tháng 4 năm 1980) không thể được áp dụng. Công ước này có hiệu lực ở Ai Cập, Nam Tư, cũng như tại Pháp, nhưng theo Điều LOO(2) của Công ước, Công ước này chỉ áp dụng cho những hợp đồng mua bán được ký kết sau ngày Công ước có hiệu lực (ngày tháng 1 năm 1988) trong khi đó hợp đồng mua bán đang xét lại được ký vào ngày 20 tháng 8 năm 1987. Việc xác định luật áp dụng cần phải được xem xét trên cơ sở các quy định của luật tư pháp quốc tế.
Theo luật tư pháp quốc tế của Ai Cập, nếu các bên trong hợp đồng mua bán có trụ sở ở nhiều nước khác nhau thì luật được áp dụng là luật của nước nơi ký kết hợp đồng, trừ khi các bên có thoả thuận khác (Điều 19 của Luật dân sự 1949). Theo Luật tư pháp quốc tế của Nam Tư, luật áp dụng là luật của nl/ớc nơi mà bên bán có trụ sở chính tại thời điểm mà họ (hoặc bên khác) nhận được đề nghị chào hàng, nếu các bên không có thoả thuận về luật áp dụng. Pháp là một trong các thành viên của Công ước Hague về luật áp dụng trong mua bán hàng hoá quốc tế (ngày 15 tháng 6 năm 1955). Điều 3(2) của Công ước này quy định nếu các bên không thoả thuận khác, hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi luật của quốc gia nơi bên bán có địa chỉ thường trú tại thời điểm mà họ nhận được đơn đặt hàng. Vì trụ sở chính và địa chỉ thường trú của Người bán tại thời điểm tranh chấp là Nam Tư và vì hợp đồng mua bán được ký ở Nam Tư nên theo toàn bộ quy tắc áp dụng về tư pháp quốc tế, thì luật Nam Tư sẽ là luật áp dụng.
2. Trở ngại của Hợp đồng:
Đoạn 1 và 2 của Điều 133 luật Nam Tư năm 1978 trích như sau:
(1)Trong trường hợp có những biến cố xảy ra sau khi ký kết hợp đồng làm cho việc thực hiện hợp đồng của một trong các bên gặp khó khăn hoặc mục đích của hợp đồng không thể đạt được và hợp đồng không còn đáp ứng được mong muốn của các bên cũng như việc tiếp tục giữ nguyên hợp đồng sẽ là không công bằng thì bên gặp khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng hoặc không đạt được mục đích của hợp đồng do có thay đổi hoàn cảnh (do có biến cô) có thể yêu cầu hủy bỏ hợp đồng.
(2) Không thể yêu cầu hủy bỏ hợp đồng nếu bên viện dẫn biến cố (sự thay đổi hoàn cảnh) đã lường trước được biến cố này tại thời điểm ký kết hợp đồng hoặc đã có thể vượt qua hoặc khắc phục nó.
Bên cạnh Điều 133 của Luật Nghĩa vụ, Quy tắc số 56 (hiện vẫn đang có hiệu lực thi hành tại Nam Tư) ”liệt kê các sự kiện kinh tế, chẳng hạn như sự đột biến, và sự tăng hoặc giảm mạnh về giá cả” là một trong những nguyên nhân cản trở việc thực hiện hợp đồng.
Vì vậy, Ủy ban trọng tài phải xem xét liệu việc giá thép tăng từ 190 USD lên 215 USD/TẤn có phải là tăng đột biến giá hay không và nếu vậy, liệu Bị đơn có tính đến tình huống này tại thời điểm hợp đồng được ký kết không.
Kinh nghiệm cho thấy, giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới, mà đặc biệt là thép, luôn biến động. Tại thời điểm ký hợp đồng, giá thép đã bắt đầu tăng nhẹ và có xu hướng tiếp tục tăng trong khoảng thời gian từ khi ký kết hợp đồng đến khi thực hiện “quyền mua đặc biệt”, thậm chí có thể tăng hơn nữa vào cuối năm 1988.
Trong trường hợp này, giá thép trên thị trường thế giới tăng từ 190 USD lên 215 USD (tức là khoảng 13,6%). Theo đánh giá của Ủy ban trọng tài, việc bán thép theo giá thoả thuận giá bán theo “quyền mua đặc biệt”) thay vì giá hiện tại trên thị trường với mức “thiệt” 13,6% hoàn toàn nằm trong phạm vi rủi ro về giá cả theo tập quán.
Hơn nữa, việc tăng giá cũng có thể dự đoán được. Một người bán hàng bình thường cần phải dự liệu được rằng giá thép có thể tăng hơn so với tình hình thực tế, thậm chí mức tăng còn có thể cao hơn nhiều so với mức tăng trong vụ việc đang xét. Việc xem xét liệu Bị đơn, người bán, có hợp lý không khi chấp thuận “quyền mua đặc biệt” với cùng một mức giá trong thời gian tương đối dài như vậy không thuộc thẩm quyền của Ủy ban trọng tài. Về mặt nguyên tắc, Bị đơn, người bán, vẫn có thể khuyến khích người mua khi họ ký hợp đồng đầu tiên bằng cách đưa vào điều khoản “quyền mua đặc biệt” mà vẫn bảo lưu quyền được viện dẫn Điều 133 Luật nghĩa vụ nếu giá cả tiếp tụctăng mạnh. Trên thực tế, Bị đơn đã không đưa ra bảo lưu này và vì vậy không thể viện dẫn lý do tăng giá thép để từ chối “quyền mua đặc biệt” của Nguyên đơn.
3. Mua hàng thay thê’và tính toán lãi suất:
Bị đơn giữ ý kiến của mình rằng việc mua 801.000 tấn thép từ một công ty Rumania của Nguyên đơn không thể coi là việc mua hàng thay thế, vì Bị đơn không được thông báo trước về ý định mua hàng cụ thể của Nguyên đơn, và hơn nữa, vì Bị đơn đã chào giá thép là 215 USD/TẤn và thấp hơn giá mà Nguyên đơn mua của công ty Rumania, thêm vào đó, thép của Bị đơn có chất lượng tốt hơn.
Trước tiên, ở đây cần làm rõ sự tác động qua lại về mặt pháp lý giữa Điều 262 và 525 Luật Nghĩa vụ của Nam Tư. Điều 262 cho phép các bên của hợp đồng quyền đòi bồi thường những Tranh chấp trong hợp đồng mua bán thép 71. thiệt hại mà họ phải gánh chịu từ việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc chậm trễ các nghĩa vụ của bên kia. Điều 525, đề cập đến việc mua hàng thay thế, coi việc mua hàng thay thế là giải pháp giảm thiệt hại cho một bên tham gia hợp đồng nếu bên đó đưa ra được các chứng cứ về thiệt hại mà họ phải gánh chịu.
Cả hai bên đều không phản đối thực tế là giá thép trên thị trường thế giới (cùng loại hàng giao) đã tăng ít nhất tới 215 USD/tấn tại thời điểm thực hiện “quyền mua đặc biệt”. Tuy nhiên, Bị đơn cho rằng với các biểu hiện của sự tăng giá này, Nguyên đơn ít ra phải mua thép của Bị đơn, việc Nguyên đơn trên thực tế đã mua thép từ Rumani với giá cao hơn giá Bị đơn chào bán là hết sức vô lý. Trong Bản giải trình cuối cùng, Nguyên đơn khẳng định rằng họ đã thực sự mua được giá rẻ hơn, họ đã trả 216,50 USD/ tấn nhưng tiết kiệm được 2 – 2,5 USD/ tấn cước phí vận chuyển. Thiệt hại của họ vì vậy thấp hơn so với sự chênh lệch giá trên thị trường thế giới. Số lượng thiệt hại chỉ là sự chênh lệch giữa 190 USD và 214 USD/ tấn là 24 USD/ tấn.
Bị đơn cho rằng Nguyên đơn phải trả khoản thuế nhập khẩu hàng của Rumani cao hơn hàng của Nam Tư, tuy nhiên điều này hoàn toàn không hên quan vì Nguyên đơn không hề đòi bồi thường bất kỳ khoản thiệt hại bổ sung nào phát sinh từ việc mua hàng thay thế. Thắc mắc của Bị đơn liên quan đếnviệc hếu thép mua của công ty Rumani có chất lượng thấp hơn so với loại thép mà Bị đơn cung cấp không cũng không có liên quan gì trong vụ việc này. Đối với Nguyên đơn thì chất lượng thép là tương đương.
Về nghĩa vụ phải thông báo của Nguyên đơn như lập luận của Bị đơn, Ủy ban trọng tài cho rằng việc Nguyên đơn không thông báo cho Bị đơn biết về việc mua hàng thay thế không vi phạm Điều 525.
Từ các lập luận nêu trên, trong tài đi đến kết luận rằng trong trường hợp này Nguyên đơn hoàn toàn có quyền yêu cầu Bị đơn bồi thường khoản chênh lệch giá do phải mua thép của một bên thứ ba thay thế cho số thép đáng lẽ đã mua của Bị đơn theo quyền mua đặc biệt. Tuy nhiên, Nguyên đơn chỉ có thể đòi bồi thường khoản thiệt hại thực tế mà họ phải chịu. ở đây, khoản thiệt hại được tính là mức chênh lệch giữa giá mua đặc biệt (190 USD/TẤn) và giá mua thực tế mà Nguyên đơn đã phải trả cho công ty Nam Tư (216,5 USD/TẤn) sau khi đã trừ đi khoản tiền mà Nguyên đơn tiết kiệm được từ việc vận chuyển (khoảng 2,5 USD/TẤn). Như vậy Bị đơn sẽ phải bồi thường cho Nguyên đơn một khoản tiền là 80.000 x 24 USD = 1.920.000 USD Về khoản lãi phải bồi thường:
Theo Điều 277 của Luật nghĩa vụ Nam Tư, lãi được tính cho bên chủ nợ đối với một khoản thiệt hại kể từ ngày mà bên nợ bắt đẩu không thực hiện nghĩa vụ. Bị đơn không thực hiện nghĩa vụ thể hiện ở chỗ từ chối giảo hàng theo giá. đã thoả thuận buộc Nguyên đơn phải mua hàng thay thế. Việc không thực hiện của Bị đơn bắt đầu từ ngày mà họ phải giao hàng nhưng đã không giao. Theo hợp đồng mua bán, 80.000 tấn thép của “quyền mua đặc biệt” phải được giao theo 5 lần giao hàng từng phần với khối lượng tương tự trong khoảng tháng 1 và tháng 5 năm 1988. Do vậy Bị đơn đã nợ quá hạn 1/5 của tổng số hàng vào ngày 1 tháng 2; ngày 1 tháng 3; ngày 1 tháng 4; ngày 1 tháng 5 và ngày 1 tháng 6 năm 1988. Lãi suất có thể được tính theo tổng số nợ quá hạn bắt đầu từ ngày giao hàng của chuyến hàng thứ ba.
Mức lãi suất theo quy định dao động trong khoảng 6,25 – 8,25%. Không thể dự đoán trước được về lãi suất sẽ tăng như thế nào vì có khoảng cách về thời gian giữa thời điểm Ủy ban trọng tài ban hành phán quyết và thời điểm Bị đơn thực hiện tự nguyện hoặc cưỡng chế thực hiện nên Ủy ban trọng tài cũngphải ấn định mức lãi suất trong tương lai, ví dụ: cho tới khi Bị đơn thực hiện tự nguyện hoặc cưỡng chế thực hiện phán quyết. Trên cơ sở xem xét đến trị giá tăng trưởng trung bình, Ủy ban trọng tài cho rằng mức lãi suất 7,25% là phù hợp.
>>>>>> Bài viết đáng quan tâm khác: Dịch vụ tư vấn thường xuyên được cung cấp bởi Vinalaw
Với slogan: “Là điểm tựa của niềm tin”